Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với 'tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu'

Sông Hồng được xác định là trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô. (Ảnh: baochinhphu.vn)
Sông Hồng được xác định là trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô. (Ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Quy hoạch này được đề xuất dựa trên các yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh và hiện đại, với triết lý phát triển: “Phát sáng nhân tài; Khai phóng trí tuệ; Lan tỏa nhân văn; Hòa điệu thiên nhiên; Tiến cùng thời đại”.

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu - thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc”.

Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung. Trong đó, phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn. Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết với các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và cả nước…

Về quan điểm tổ chức không gian, sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội theo cấu trúc tâm - tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội, liên kết vùng, cả nước và quốc tế; gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.

Phát triển, khai thác có hiệu quả, hài hòa 5 không gian: Không gian công cộng, không gian trên cao, không gian ngầm, không gian văn hóa - sáng tạo và không gian số. Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Quy hoạch Hà Nội sẽ phát triển các đô thị theo định hướng giao thông (TOD). (Ảnh minh họa đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội: dangcongsan.vn)

Quy hoạch Hà Nội sẽ phát triển các đô thị theo định hướng giao thông (TOD). (Ảnh minh họa đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội: dangcongsan.vn)

Phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù: đô thị theo định hướng giao thông (TOD), đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch...

Phát triển không gian nông thôn bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường; tạo điều kiện sống hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống đặc trưng; bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử.

5 nhiệm vụ trọng tâm và 4 khâu đột phá

Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 - 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85%.

5 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là: Bảo vệ môi trường và cảnh quan; Phát triển đô thị và nông thôn; Phát triển kinh tế; Phát triển văn hóa, xã hội; Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá gồm: Thể chế và quản trị; Hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; Đô thị, môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch nêu phương hướng phát triển các ngành quan trọng như dịch vụ (thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ logistics), công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; kinh tế số; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, lao động việc làm, an sinh xã hội, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

Quy hoạch cũng nêu phương án quy hoạch hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phương án phát triển các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai…

Về các giải pháp, nguồn lực thực hiện, vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, nhất là bộ máy quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm dân chủ và minh bạch, đề cao tính tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm tra, giám sát chặt chẽ những cơ sở phát sinh chất thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Xây dựng và áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt đối với các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo dựa trên tài sản trí tuệ. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Thủ đô.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý đầu tư xây dựng, phát triển các khu vực đô thị, nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù của đô thị loại đặc biệt và định hướng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Tổ chức công bố công khai quy hoạch, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong triển khai thực hiện…

Đọc thêm

Thủ tướng: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của kiều bào

Thủ tướng: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của kiều bào
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, tối 18/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Czech.

Công bố thành lập thị xã Mộc Châu

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu cho lãnh đạo thị xã Mộc Châu.
(PLVN) - Tối 18/1, tại Quảng trường 8/5 (Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu), tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức CH Séc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức CH Séc
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào 13h ngày 18/1, giờ địa phương (tức 19h, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20/1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng Hoà Séc Petr Fiala.

Trao đổi Điện mừng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc

Trao đổi Điện mừng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 - 18/01/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đã trao đổi thư mừng/điện mừng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi thư mừng/điện mừng với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi điện mừng với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao đổi điện mừng/thư mừng với Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen Báo Pháp luật Việt Nam

Đại diện Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho các cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc. (Ảnh: Nhật Tuấn).
(PLVN) - Tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam là một trong các tập thể được trao tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quân đội nhân dân (QĐND) năm 2024...

Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương: Giữ vững sự ổn định về chính trị, tư tưởng trong Quân đội

Trung tướng Trương Thiên Tô phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Năm 2025, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 các cấp trong toàn quân đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, gương người tốt, việc tốt để lan tỏa thông tin tích cực, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong dư luận.

Ông Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao quyết định điều động, chỉ định Bí Thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Trước đó, ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17/1, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Lạng Sơn
Sáng 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn; thăm, tặng quà cán bộ, viên chức, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.