Bi kịch… thủ khoa ?

Bi kịch… thủ khoa ?
(PLO) - Câu chuyện thủ khoa Bùi Thị Hà (quê Hà Giang) không tìm được việc làm, hơn 1 năm nay ở nhà phụ mẹ nuôi lợn, trồng rau, bán hoa quả ngoài chợ... đang làm “nóng” dư luận. Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra về trường hợp của nữ thủ khoa trên. Bởi sự thụ động, chờ đợi sự ổn định dường như đã không còn mấy phù hợp trong cuộc sống hôm nay…

Thủ khoa có thực… “giỏi”?

Bùi Thị Hà tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đến nay đã hơn một năm, vẫn đang ở nhà chờ việc. Hà được TP Hà Nội vinh danh là một trong 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH, học viện của Thủ đô. Mong muốn được trở về Hà Giang làm cô giáo dạy văn, nhưng hơn một năm qua Hà chấp nhận ở nhà nuôi heo, làm vườn, bán trái cây thuê phụ ba mẹ để chờ đợi do thời gian qua tỉnh chưa có chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên.

Năm nào cũng thế, sau lễ vinh danh thủ khoa cũng có nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng không kiếm được việc làm như Hà. Đó là Lê Văn Ngọ là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT) năm 2013 nhưng không tìm được việc, phải làm nhiều công việc tay chân như phát tờ rơi, bồi bàn, trông xe, cửu vạn… với mức lương chỉ 1,5- 2 triệu đồng/tháng. Sau khi biết được câu chuyện trên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đồng ý nhận Ngọ vào làm việc tại Viện Khoa học, Công nghệ GTVT.

   Trường hợp của Chu Thị Yến, thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra của Trường ĐH GTVT năm 2015 cũng từng khiến dư luận xôn xao. Yến được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vì thành tích học tập xuất sắc. Thế nhưng thời gian đầu Yến làm một công việc không đúng chuyên môn. Sau khi rải hồ sơ ở nhiều công ty, 3 tháng vẫn không thấy đơn vị nào gọi điện phỏng vấn, Yến trở về quê Bắc Giang để phụ việc cho mẹ.

Một trường hợp khác là V.X (ở Lâm Đồng), tốt nghiệp loại giỏi ngành công nghệ thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP HCM cách đây 2 năm nhưng không kiếm được việc vì thiếu kỹ năng. V.X được 7 công ty lớn gọi phỏng vấn, nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi, X. lúng túng, không thể hiện được khả năng nên bị rớt. X. chỉ có điểm cao về học tập nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng cần thiết khác mà nhà tuyển dụng cần nên không tìm được việc làm. Hay chuyện cử nhân toán đi làm bốc vác, cử nhân luật đi bán bún đậu mắm tôm… không thiếu những bi kịch của giáo dục hiện nay. Nếu tệ hơn nữa, một cô gái thủ khoa Trường Thể dục thể thao đã tự tử vì bế tắc khi hai năm liền không xin được việc..

Trở lại trường hợp của thủ khoa Bùi Thị Hà, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, cho biết: “Qua hồ sơ chúng tôi biết Hà học rất giỏi, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề tuyển công chức chúng tôi vẫn phải tuân thủ các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ. Dù Hà là thủ khoa thì vẫn phải trải qua một kỳ thi tuyển để chứng minh năng lực thực tế của mình”. Ông Sử cũng thông tin trong tháng 10 này, tỉnh sẽ có đợt thi tuyển và Hà có thể tham gia dự tuyển để trở thành giáo viên dạy văn tại quê nhà như mong ước. Tuy nhiên, năm ngoái, Hà đã từng bỏ lỡ cơ hội thi tuyển vào trường chuyên của tỉnh bởi em thấy mình chưa đủ tự tin. Cũng như Sở cũng đã bố trí nếu em đi huyện xa hơn để dạy nhưng em đều từ chối…

Có thể nói, Lễ tuyên dương của Thành đoàn Hà Nội đã trở thành hoạt động thường niên suốt 15 năm nay và tới năm nay đã có 1.617 thủ khoa được vinh danh. Những thủ khoa nhận Bằng khen “Thủ khoa xuất sắc” của TP Hà Nội cũng không phải là những người có điểm số học tập cao nhất. Họ là “thủ khoa” theo lựa chọn của một hội đồng lựa chọn của trường dựa trên theo nhiều tiêu chí khác nhau do Thành Đoàn Hà Nội đưa ra, bao gồm cả kết quả rèn luyện, công tác Đoàn Hội. Vì thế, ngay cả khi được vinh danh thủ khoa xuất sắc thì họ cũng chỉ là “thủ khoa” trong thước đo của chính trường đại học nơi họ tốt nghiệp, theo các tiêu chí Thành Đoàn Hà Nội. Và thực tế, vô hình trung, nhiều thủ khoa ngộ nhận về bản thân mình, tin rằng mình phải xứng đáng “trải thảm đỏ” trong các cơ quan nhà nước…

Bày tỏ quan điểm,  ông Vũ Mạnh Cường, nhà báo giảng viên về báo chí, truyền thông cho rằng, chính sách trải thảm đỏ tuyển dụng thủ khoa ở một vài địa phương đã khiến nhiều thủ khoa trở nên thụ động. Họ ngồi chờ xem bao giờ thì thảm đỏ được trải ra và mình có thể ung dung bước lên tấm thảm đó. Chính vì thế, đã có những câu chuyện dở khóc dở cười về những trường hợp thủ khoa. Được tuyển dụng vào cơ quan, họ không biết phải thực hiện công việc như thế nào. Người tuyển dụng lúc đó mới vỡ lẽ ra thủ khoa chỉ giỏi những kiến thức mà nhà trường truyền thụ, trong khi công việc thực tế lại khác xa một trời một vực.

Không chỉ “học vẹt” thụ động

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành Công ty phần mềm Dân Trí Soft, cho biết: “Thủ khoa không phải là yếu tố quyết định để tuyển dụng, mà chỉ là một thông số kỹ thuật nhà tuyển dụng lưu tâm. Sự phù hợp gồm 3 nhân tố chính là thái độ, kiến thức và kỹ năng với công việc. 

Đồng quan điểm, một cô giáo hiện đang dạy ở THPT FPT đã tâm sự trên FB của mình: “Kiến thức học ở đại học có đáp ứng cho nhà tuyển dụng không? Chúng ta bỏ qua không nói tới các yếu tố tiêu cực ở trường đại học về điểm số thì các kiến thức mà các bạn học được trong khuôn khổ giáo trình còn thiếu nhiều điều mà các nhà tuyển dụng cần đến, thậm chí cần hơn cả các điểm số. Quá nhiều công ty lớn nhỏ đã nhận xét: Nhìn điểm học thì tốt nhưng khi phỏng vấn mới thấy kể cả năng lực chuyên môn và những kỹ năng cần thiết không đạt yêu cầu. Nhu cầu tuyển rất cần mà vẫn rất khó tuyển được người mình muốn!”.

Đôi khi chỉ là một biểu hiện rất nhỏ nhưng nhà tuyển dụng đã loại ngay ứng cử viên. Thầy Phạm Phú Thịnh, Hiệu trưởng hệ thống trường Việt Mỹ mà BigSchool đã chia sẻ, khi hỏi: “Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?” mà ứng cử viên nói: “Để em về trao đổi với bố mẹ đã...” thì thầy đã loại ngay vì thấy rằng bạn ấy không đủ điều kiện để dạy học sinh của trường. Chưa kể tới, nhiều kỹ năng quan trọng để làm việc trong thời kỳ này có khi chưa được một số trường đại học quan tâm dạy đến: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng khám phá bản thân, kỹ năng tự học,...

Thầy Phạm Phú Thịnh nói: “Đừng câu nệ mình phải là công chức, viên chức nhà nước. Nếu nghĩ thế thì có nhiều con đường hơn cho các bạn. Nếu bạn giỏi thì có thể đến với những đơn vị lớn, còn chưa giỏi có thể tìm đến các đơn vị nhỏ. Nhưng năm đầu tiên đi làm, dù ở đơn vị nào thì bạn cũng nên nghĩ là mình đang đi học. Bởi vậy, đừng quá quan trọng để đi tìm những nơi trả lương cao. Có bạn ở công ty mình chỉ trong một năm được 2 lần tăng lương 50%, như vậy bạn ấy đã tăng bao nhiêu phần trăm so với mức lương ban đầu? Và nữa, đừng câu nệ quá về nghề mình đã học. Con gái mình học thiết kế nội thất nhưng vẫn là cô giáo dạy Mỹ thuật tốt. Nhiều bạn học kiến trúc nhưng lại làm truyền thông giỏi. Mình chỉ học nghề dạy toán mà lại có lúc kiếm sống chính bằng những nghề khác và bây giờ hơn 9 năm cũng không dạy toán nữa nhưng vẫn đang làm việc. Ngoài ra, có những bạn do chọn nghề không hợp với tính cách của mình nên không xin được việc và có khi đã xin được việc mà phải xin nghỉ việc hoặc bị đơn vị chấm dứt lao động. Đây cũng là bài học cho các bạn lớp 12 lưu ý khi chọn nghề cho mình”.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất, Tổng Giám đốc sáng lập BigSchool, nhìn nhận: “Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn câu nệ mình phải là công chức, viên chức nhà nước nên không quan tâm tới thông tin tuyển dụng của các đơn vị ngoài nhà nước”… 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.