Bất cập thời điểm chuyển quyền sở hữu bất động sản

 Trong hai ngày 12 - 13/5, Nhà Pháp luật Việt- Pháp phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm về Bộ luật Dân sự sửa đổi.

Trong hai ngày 12 - 13/5, Nhà Pháp luật Việt- Pháp phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm về Bộ luật Dân sự sửa đổi.

Thời điểm chuyển quyền sở hữu là khi nào?

Một trong những nội dung quan trọng được dự kiến sửa đổi trong Bộ luật Dân sự (BLDS) lần này là quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản. Theo quy định hiện hành, việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng tại buổi tọa đàm
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng tại buổi tọa đàm.

Tuy nhiên, theo TS. Hoàng Thị Thúy Hằng thì quy định nói trên đã tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Theo quy định của Luật Nhà ở, quyền sở hữu đối với nhà ở được chuyển kể từ thời điểm được công chứng. Tuy nhiên, đối với đất đai thì quyền sử dụng đất lại được chuyển kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

“Như vậy, cùng một khối tài sản thống nhất là nhà và đất nhưng thời điểm chuyển quyền giữa đất và nhà trên đất lại khác nhau. Quy định như vậy là không thống nhất, khó khăn trong thực tiễn áp dụng”- bà Hằng phân tích.

Cũng theo bà Hằng, nên sửa đổi theo hướng thời điểm của việc xác lập, thay đổi, chuyển dịch và chấm dứt vật quyền đối với bất động sản là thời điểm hợp đồng được giao kết (hoặc thời điểm hợp đồng giữa các bên được công chứng); còn đăng ký chỉ là điều kiện để đối kháng với người thứ ba.

PGS.TS Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp cũng phân vân: trên thế giới quan điểm về phát sinh quyền sở hữu mỗi nơi một khác nhau. Với quy định hiện hành của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập, do đó, sửa đổi BLDS lần này sẽ cố gắng tháo gỡ cho được vấn đề nói trên.

Chỉ nên có hai hình thức sở hữu?

Hiện nay, BLDS hiện hành quy định 6 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng chia 6 hình thức sở hữu như vậy là chưa khoa học, không phù hợp.

Phát biểu tại Tọa đàm Bộ luật dân sự (BLDS) sửa đổi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng hy vọng lần sửa này Bộ luật mới sẽ có “sức sống” dài hơn, thậm chí hàng thiên niên kỷ. Do vậy việc sửa đổi phải có tầm nhìn cao
TS Hoàng Thị Thúy Hằng cho rằng, khi xác định các hình thức sở hữu thì phải xét ý nghĩa của nó trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Nếu có sự khác biệt về hình thức sở hữu thì phải dẫn đến sự khác biệt về nội dung quyền sở hữu, về hậu quả pháp lý trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.

Bà Hằng cho rằng, qua nghiên cứu cho thấy nội dung của quyền sở hữu không có gì thay đổi khi chủ sở hữu là các chủ thể khác nhau. Bà Hằng “phê” sự phân loại về hình thức sở hữu của BLDS hiện hành thực tế không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bà Hằng đề nghị chỉ nên quy định hai hình thức sở hữu là sở hữu riêng (sở hữu một chủ) và sở hữu chung (sở hữu nhiều chủ).

Liên quan đến quyền sở hữu, ông Nguyễn Hồng Hải, Trưởng Phòng pháp luật dân sự (Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp) cho biết: BLDS sửa đổi sẽ bổ sung chế định chiếm hữu, các quyền của người không phải là chủ sở hữu và tiếp nhận.

Đồng thời, dự thảo Bộ luật sửa đổi bổ sung các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ngoài ý kiến của các chuyên gia trong nước, tại cuộc tọa đàm nói trên, các chuyên gia đến từ Pháp (một quốc gia có BLDS với sức sống lâu bền, có truyền thống luật dân sự cả về học thuyết lẫn thực tiễn) đã trao đổi, chia sẻ với Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý.

Hà Anh

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.