TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận xét về những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong thời gian qua, TS Lê Trung Kiên đặc biệt tâm đắc về bài phát biểu của ông tại Đại học Columbia trong chuyến công tác tại New York và tham gia Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 vừa qua. Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) đã nhấn mạnh: “Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Theo TS Lê Trung Kiên, đây là một thông điệp quan trọng, không chỉ thể hiện sự tự tin của đất nước về những thành tựu đã đạt được trong công cuộc Đổi mới, mà còn là lời kêu gọi toàn dân tộc hướng tới một tương lai tươi sáng của đất nước.

TS Lê Trung Kiên cho rằng, thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ khẳng định rõ tính liên tục của tiến trình cách mạng Việt Nam, mà còn nhấn mạnh sự nối tiếp và phát triển không ngừng qua từng giai đoạn lịch sử. Trong mỗi thời đoạn cũng luôn để lại những thành tựu, những dấu ấn được dân tộc khắc ghi và được thế giới nhìn nhận đánh giá cao. Quan điểm này cho thấy tầm nhìn chiến lược về vận hội, thời cơ cho tương lai của đất nước khi dấu mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng đang đến gần. Đây là chặng đường vẻ vang, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi dân tộc ta phải nêu cao khát vọng vươn mình, tiến kịp cùng thời đại.

Ông Lê Trung Kiên cho rằng, để đạt được những thành tựu mới, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, kiên định và tiếp bước vững chắc trên hành trình đổi mới. Việt Nam cần phải giàu có trước khi đối diện với nguy cơ già hóa dân số. Đó là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta phát huy tiềm năng quốc gia và tiến nhanh hơn trên con đường phát triển.

Bên cạnh đó, lịch sử phát triển của Việt Nam có thể được ví như “một quá trình đi từ không đến có”. Từ một vùng đất không tên trên bản đồ, Việt Nam đã định danh được vị trí của mình. Từ một dân tộc lầm than, nô lệ, đất nước đã đứng lên giành lấy tự do và dần được hưởng những giá trị của hạnh phúc. Từ một quốc gia nghèo nàn, chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã vươn lên, xây dựng một nền kinh tế giàu tiềm năng và trở thành điểm sáng trên trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các thành viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước lớn, và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế…Đây là thành quả to lớn của Đảng quang vinh và của dân tộc Việt Nam anh hùng, khẳng định lý tưởng, mục tiêu, con đường mà chúng ta đang đi hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, ý Đảng hợp lòng dân.

Theo TS Lê Trung Kiên, đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến bước trên con đường xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường. Đây cũng là hướng đi tất yếu và không thể phủ nhận; là con đường duy nhất mà Việt Nam cần tiếp tục kiên định: kiên định theo chủ nghĩa xã hội, kiên định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên định với đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và gặt hái những thành tựu trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Với nền tảng vững chắc từ quá khứ tới hiện tại, TS Lê Trung Kiên tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến lớn lao trong kỷ nguyên mới, trở thành một quốc gia hùng mạnh và phát triển bền vững. “Tôi luôn có niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, của những thế hệ lãnh đạo đã tiếp nối di sản và có tầm nhìn chỉ đạo, quản lý đất nước và sự chung sức đồng lòng của Nhân dân, thì chắc chắn sẽ gặt hái thêm nhiều thành tựu mới trong kỷ nguyên mới ở tầm vóc mới, thời cơ mới, vận hội mới”, TS Kiên khẳng định.

Cũng theo ông Kiên, trong bối cảnh thế giới đầy biến động, bài học “lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cốt lõi. Mọi quyết sách của Đảng và Nhà nước phải luôn vì lợi ích của Nhân dân và Tổ quốc. Đảng cần phải tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo, luôn trong sạch, vững mạnh, được Nhân dân ủng hộ. Có như vậy, chúng ta mới có thể vượt qua mọi thách thức và xây dựng một đất nước vững bền.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.