Bao phủ tăng, quyền lợi hưởng BHYT học sinh, sinh viên ngày càng được mở rộng

Ông Đinh Duy Hùng.
Ông Đinh Duy Hùng.
(PLVN) - Việc thực hiện bao phủ 100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là một nhiệm vụ quan trọng, tạo nền tảng vững chắc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Với ý nghĩa đó, những năm qua, chính sách BHYT HSSV đã được triển khai hiệu quả, thể hiện không chỉ ở diện bao phủ tăng mà quyền lợi hưởng của các em cũng ngày càng được đảm bảo.

Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam) đã có trao đổi này.

Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ thông qua chính sách BHYT HSSV được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm này đã được cụ thể hóa bằng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như thế nào?

Ông Đinh Duy Hùng: BHYT là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH). Thực hiện chính sách BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với ASXH, nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT nói chung cũng như chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHYT HSSV.

Ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009). Trong đó quy định từ ngày 01/01/2010, HSSV chuyển từ đối tượng tham gia tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT. Khi Luật BHYT được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) tiếp tục quy định, HSSV là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được NSNN hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ tối thiểu từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên). Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, HSSV tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Với mục tiêu đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân, trên cơ sở Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 2/4/2015… về việc tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật BHXH và BHYT, ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT. Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt phải đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV; giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT cho HSSV, đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT.

Như vậy, từ định hướng chỉ đạo đến các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách BHYT HSSV đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật BHYT nói chung và pháp luật BHYT đối với nhóm HSSV- thế hệ tương lai của đất nước nói riêng. Đồng thời, đã khẳng định sự nhất quán trong chủ trương thực hiện BHYT HSSV là bước đi quan trọng để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân ở nước ta.

Bên cạnh việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho HSSV từ NSNN, nhiều tỉnh, thành còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ thêm để khuyến khích HSSV tham gia BHYT. Xin ông cho biết tổng số tỉnh, thành có thêm mức hỗ trợ này, góp phần hiệu quả cho công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ?

Ông Đinh Duy Hùng: Trong những năm qua, bên cạnh việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho HSSV từ NSNN, có nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm, cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV trên địa bàn. Năm 2022, có 27 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ lớn như sau: Hà Giang (hỗ trợ 70% mức đóng); Hưng Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu (hỗ trợ 30% mức đóng); Quảng Ngãi (hỗ trợ từ 20-30% mức đóng); Bắc Kạn, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc (hỗ trợ 20% mức đóng)…

Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố hỗ trợ riêng mức đóng BHYT HSSV đối với các trường hợp đặc biệt, như: TP HCM hỗ trợ 100%, Đồng Nai hỗ trợ 70% mức đóng BHYT đối với HSSV là người khuyết tật; An Giang, Lâm Đồng hỗ trợ 70% đối với học sinh là người dân tộc thiểu số; Bình Phước hỗ trợ 70% đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Những năm qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT HSSV và đạt được những kết quả vượt bậc. Ông đánh giá thế nào về những kết quả này?

Ông Đinh Duy Hùng: HSSV chiếm khoảng trên 1/5 dân số cả nước, đóng vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT ở nhóm HSSV không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước.

Trong những năm qua, cụ thể hóa các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật BHYT, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, trong đó đặc biệt là sự chủ động phối hợp chặt chẽ của BHXH Việt Nam và ngành GD&ĐT trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách BHYT HSSV. Nhờ đó, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tăng dần qua các năm; đến nay, kết quả đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT. Nếu như năm học 2012 – 2013, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 80% trên tổng số HSSV thì đến năm học 2022-2023, tỷ lệ này đạt trên 97% với khoảng 18,8 triệu HSSV tham gia BHYT, tăng hơn 17% sau 10 năm thực hiện. Đáng chú ý, năm học vừa qua, nhiều địa phương đã đạt bao phủ 100% HSSV có thẻ BHYT, như các tỉnh: Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…

Có thể nói, số HSSV tham gia BHYT không ngừng tăng qua các năm đã cho thấy, nhận thức của HSSV và phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT… đã có sự chuyển biến rõ rệt, chuyển từ tâm thế bị động sang chủ động, tích cực tham gia. Đơn cử, nếu như trước đây, một số phụ huynh có quan niệm, chỉ khi con mắc bệnh nan y, mãn tính, cần điều trị với chi phí khám chữa bệnh (KCB) lớn mới tham gia BHYT thì hiện nay, phần lớn phụ huynh đã chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi các con đang khỏe mạnh. Tham gia BHYT HSSV vừa để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ, vừa thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng để cùng thực hiện nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Bên cạnh đó, quyền lợi KCB BHYT cho HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…Nhìn vào kết quả thực hiện công tác KCB BHYT cho HSSV thời gian qua cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch…với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.

BHYT HSSV mang lại rất nhiều lợi ích, quyền lợi thiết thực cho người tham gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số HSSV chưa tham gia BHYT. Trước thực trạng này, Ngành đã, đang và sẽ tập trung thực hiện các giải pháp gì để sớm đạt độ bao phủ BHYT 100% HSSV?

Ông Đinh Duy Hùng: Đến nay, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT ở nước ta đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HSSV chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHYT HSSV nên chưa tham gia BHYT (chủ yếu là nhóm HSSV từ năm thứ 2 trở lên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề). Điều này khiến các em đánh mất cơ hội được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách BHYT. Nhất là với các em khi không may mắc bệnh hiểm nghèo, nếu không có thẻ BHYT, có thể gia đình các em sẽ phải đối mặt với gánh nặng chi phí điều trị lớn, làm ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như quá trình KCB của các em.

Với quyết tâm hoàn thành mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, góp phần thực hiện BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, chỉ đạo BHXH tỉnh, thành phố tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện BHXH, BHYT như: phân công nhiệm vụ cụ thể các ngành liên quan để thực hiện mục tiêu đạt 100% HSSV tham gia BHYT; giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV đối với từng trường học và đưa tiêu chí về tỷ lệ tham gia BHYT HSSV là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại; hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV; nhân rộng, lan tỏa phong trào chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm ủng hộ tặng thẻ BHYT cho các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn…

Hai là, tiếp tục tăng cường truyền thông về BHYT HSSV, trong đó chú trọng truyền thông để từng phụ huynh và mỗi em HSSV nhận thức sâu sắc về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHYT, thông qua việc truyền tải các nội dung về bản chất nhân văn của BHYT, hiệu quả KCB BHYT với HSSV, các trường hợp được quỹ BHYT chi trả chi phí cao… Về hình thức truyền thông, cần tiếp tục phát huy hiệu quả truyền thông trực tuyến/gián tiếp như: gửi tin nhắn SMS, qua ứng dụng VSSID, tương tác qua mạng xã hội Zalo, Facebook, hội nghị trực tuyến/ live stream... Coi đây là giải pháp đáp ứng mục tiêu trước mắt cũng như hướng tới sự phát triển BHYT bền vững.

Ba là, cơ quan BHXH đảm bảo thuận lợi trong các thủ tục hành chính, tăng cường và nâng cao chất lượng giao dịch điện tử, tạo thuận lợi cho người tham gia. Thực hiện rà soát, phân loại danh sách HSSV trong cơ sở dữ liệu hộ gia đình để tích cực vận động các trường hợp chưa tham gia BHYT hoặc sắp hết hạn BHYT; cấp, gia hạn thẻ BHYT cho HSSV và chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nhà trường kịp thời, đúng quy định, để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các trường học.

Bốn là, BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT cùng cấp tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá, phổ biến, tuyên truyền chính sách BHYT đến tất cả các trường học; ban hành văn bản hướng dẫn các trường học trên địa bàn tổ chức thu BHYT HSSV theo đúng quy định. Chỉ đạo các trường học tích cực rà soát, lập danh sách HSSV thuộc diện tham gia BHYT tại trường học, triển khai các thủ tục đảm bảo thu đúng, đủ BHYT HSSV theo đúng quy định của Luật BHYT.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, các cơ sở KCB BHYT, bảo đảm quyền lợi KCB chăm sóc sức khỏe cho HSSV.

Để đảm bảo nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện BHYT HSSV, BHXH Việt Nam hiện đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ GĐ&ĐT triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, 2 bên đang thúc đẩy tích cực việc kết nối và đồng bộ dữ liệu về HSSV trên cả nước, tạo thuận lợi cho việc triển khai thu BHYT HSSV. Từ nguồn cơ sở dữ liệu được chia sẻ, chuẩn hóa, các đơn vị (cơ quan BHXH cũng như các trường học) sẽ có cơ sở để rà soát, xác định được số HSSV chưa tham gia BHYT, từ đó triển khai các giải pháp đồng bộ trong đôn đốc, tuyên truyền, vận động. Đây cũng là giải pháp góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?