Bao giờ học phí không “đặt hết lên vai người học”?

Nếu trường tự chủ tăng học phí quá cao, sẽ có nguy cơ không có người học. (Ảnh minh họa).
Nếu trường tự chủ tăng học phí quá cao, sẽ có nguy cơ không có người học. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất từ năm học 2021 - 2022 học phí bậc đại học tăng 12,5% dù sau đó lại đề xuất giữ nguyên mức học phí hiện hành và tiếp tục tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội, hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ. Như vậy, tăng học phí là chủ trương đã có. Vấn đề chỉ là thời điểm tăng và tăng bao nhiêu mà thôi… 

Làm sao học phí không trở thành… gánh nặng

Theo số liệu do GS.TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM và các cộng sự khảo sát trên 10 trường ĐH tự chủ ở Việt Nam cho thấy học phí chiếm trên 80% tổng thu của các trường. Lộ trình tăng học phí của các trường cũng khác nhau có trường từ 10 -15%/năm, có trường cao hơn. Mức khởi điểm từ 13 - 14 triệu đồng/năm, hai năm sau tăng khoảng 15 - 17 triệu đồng/năm, tùy vào từng trường.

Cũng tại 23 trường ĐH công lập tự chủ thuộc Bộ GD-ĐT cho thấy các đơn vị trực thuộc đang hoạt động dưới nhiều mô hình tổ chức, phương thức quản lý khác nhau, dẫn đến việc thực hiện quản lý tài chính gặp nhiều bất cập.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ để các trường ĐH công lập xây dựng giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo phù hợp với thu nhập bình quân trên đầu người, để học phí không trở thành gánh nặng của người học, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 

Cụ thể, năm 2016, phân bổ nguồn lực công cho giáo dục chiếm hơn 5% GDP nhưng chỉ có 0,33% cho giáo dục đại học. Mức chi này thấp hơn so với các nước khác như Indonesia (0,57%), Thái Lan (0,64%), Hà Lan (1,63%), Phần Lan (1,89%). Không những có mức chi ngân sách thấp, con số này còn giảm qua hàng năm. Hiện tại, con số này nằm ở mức 0,23% GDP.

GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho biết theo dõi học phí của các trường năm học 2020 - 2021, thấy nhiều trường công lập chưa tự chủ tăng kịch trần theo Nghị định 86 của Chính phủ. Riêng chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế… cao gấp 2 - 3 lần chương trình đại trà.

Theo lộ trình, các trường ĐH sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí ĐH trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay là xu hướng chung, nhưng cần tính đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tức là đi kèm với đó là các chính sách cho vay để học ĐH như nhiều nước đang thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của Nhà nước, không nên quy định cứng các trường phải dành bao nhiêu phần trăm để hỗ trợ sinh viên vì như vậy là mâu thuẫn với quyền tự chủ của các trường.

Các trường tự chủ nếu tăng cao, sẽ không có người học

PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM nhận định, học phí được xác định dựa trên chi phí của trường, nhu cầu của người học và xã hội, lạm phát và thay đổi theo chính sách của Chính phủ.

Với năm học 2020-2021, năm đầu tiên thực hiện tự chủ tài chính, ĐH Y Dược TP HCM đưa ra mức học phí mới. Mức thu này cao hơn nhiều so với các năm trước, có ngành thu đến 70 triệu đồng/năm. Thực tế, khi trường công bố học phí của các ngành, dư luận thắc mắc và lo ngại. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, mức thu này không cao, chỉ tương đương học phí của các trường mẫu giáo “kha khá” ở TP HCM. 

Theo ông, chất lượng của ngành y là ưu tiên hàng đầu. Nếu không xây dựng lại mức học phí, với mức học phí như hiện nay, tức mấy triệu/tháng, chúng ta không thể nào đảm bảo được chất lượng đào tạo. Thực tế, trong thời gian vừa qua, nhà trường bù lỗ rất nhiều, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết: “Đợt tuyển sinh vừa rồi, trường tuyển sinh được hơn 104%, tức đủ chỉ tiêu. Điều này chứng tỏ xã hội chấp nhận mức học phí. Chúng tôi dành 800 suất học bổng nhưng chỉ nhận 202 đơn xin học bổng hỗ trợ học phí. Như vậy, có lẽ nhiều sinh viên, gia đình nghĩ có thể nhường suất cho người khác”. 

Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, những điều này có thể dẫn tới tác động tiêu cực rõ nét sau khi tự chủ là các trường chỉ chú trọng và quan tâm đến việc phải tăng nguồn thu từ học phí bằng mọi giá.

TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới giáo dục và đào tạo quốc gia cho rằng, chúng ta không thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp được. Vì với nguồn lực tài chính eo hẹp, lại muốn nhiều người được đi học và chất lượng được bảo đảm là bất khả thi. Với học phí quá thấp, nhà trường sẽ khó có điều kiện thu hút, trả lương cho đội ngũ giảng viên, giữ chân họ đóng góp cho nhà trường.

Ông Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên.

Ông Thắng cho rằng, sẽ rất khó đột phá nếu các trường chỉ dựa vào việc tăng học phí và “sống chủ yếu nhờ học phí”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau như hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xin đầu tư từ Chính phủ,…

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá đây là mức thấp và kiến nghị tăng lên. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đưa ra một số hạn chế, khó khăn trong tự chủ đại học. Theo ông Sơn, khó khăn đầu tiên là tài chính thiếu bền vững. Học phí chiếm tỷ trọng lớn, hơn 80% nguồn thu của trường đại học.

Trong khi đó, nguồn thu từ nghiên cứu và các nguồn khác thấp. Ông Sơn cũng nêu thực trạng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước giảm mạnh trong các năm qua. Hiện tại, mức đầu tư cho giáo dục đại học chỉ chiếm 0,23% GDP.

Vì thế, để thực hiện tự chủ đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiến nghị Chính phủ tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Đây cũng là kiến nghị mà đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra.

Ông Christophe Lemiere, quản lý chương trình Phát triển con người tại Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học tính theo GDP tại Việt Nam rất thấp, nguồn thu chủ yếu là từ người học, gia đình người học. Hiện tại, ông đặt câu hỏi làm sao các trường hội nhập được với mức học phí như hiện nay.

Có ý kiến cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa, cho phép các trường tự tính chi phí theo chuẩn đầu ra ngang bằng các đại học tiên tiến thế giới, nhằm thu hút “du học nội địa”.

Ông Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) cũng cho rằng, hiện nay nguồn thu từ học phí và lệ phí chiếm khoảng 70% tổng nguồn thu của các trường. Tuy nhiên, để nguồn tài chính của trường không “đặt hết lên vai người học”, cần phải có sự đa dạng hoá trong nguồn thu.

Ông Phong đề xuất, cơ quan quản lý có thể giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho các trường. Các trường được quyền khai thác và được miễn giảm các loại thuế liên quan hoạt động này. Bên cạnh đó, trường đại học cũng được sở hữu và khai thác cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,…) cho liên doanh, liên kết, hợp tác…

GS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, muốn xác định được học phí của các trường cần phải dựa trên chi phí đào tạo bình quân của từng nhóm ngành trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 5 năm).

Do bị khống chế về mức trần học phí, thường là thấp, thu không đủ chi, nên một số trường đã “xé rào” thêm nhiều khoản thu “tự nguyện” ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu. Do đó, ông cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhận định: “Thật sự, nếu để bảo đảm chất lượng đào tạo thì học phí khối ngành kỹ thuật hiện nay phải 50 triệu đồng/năm may ra mới đủ. Tuy nhiên, nếu học phí cao quá thì chắc chắn sẽ đối diện nguy cơ… không có người học.

Thực tế đã có trường rơi vào tình huống này là Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng (thuộc ĐH Đà Nẵng), học phí cao quá nên người học ngay lập tức quay lưng, dẫn đến điểm đầu vào thấp, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Nếu các trường tự chủ đưa ra mức học phí cao quá thì sẽ có hiện tượng SV chạy sang các trường khác, hoặc đi du học, hoặc rẽ sang học nghề”. 

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định, khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên thì học phí cũng sẽ phải bù vào một phần. Vì vậy, tăng học phí là không tránh khỏi nhưng cần có lộ trình và phù hợp khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng khác nhau…  

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.