Ấm áp ngôi nhà tất cả cùng hy sinh để cưu mang người khuyết tật

Mọi sinh hoạt cá nhân của những trẻ bại não, tâm thần đều do các nữ tu đảm nhận.
Mọi sinh hoạt cá nhân của những trẻ bại não, tâm thần đều do các nữ tu đảm nhận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 20 số phận khuyết tật có hoàn cảnh, số phận khác nhau nhưng họ cùng chung sống trong ngồi nhà tình thương của các nữ tu. Dù vất vả nhưng các nữ tu luôn mang trong mình một chữ “tâm”, đó là tinh thần cống hiến thầm lặng, không mong đền đáp, không chờ tôn vinh.

Những mảnh đời bất hạnh

Ngôi nhà cấp 4 nằm ở xóm 7, phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) nhiều năm qua trở thành mái ấm của trẻ em cơ nhỡ, người khuyết tật, tâm thần, thiểu năng trí tuệ. Ngôi nhà với tên gọi “Mái ấm Thiên Ân”, do các nữ tu Cộng đoàn bác ái Xuân An phụ trách. Mái ấm chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009.

Lúc mới thành lập, mái ấm tiếp nhận những người khuyết tật trong vùng. Tình thương với những con người có số phận không may mắn trong xã hội của các nữ tu ngày càng lan rộng khi các trường hợp tâm thần, khuyết tật ở nhiều tỉnh thành đều được nhận về mái ấm chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Theo chia sẻ của nữ tu phụ trách Nguyễn Thị Bình, hiện tại mái ấm đang nuôi dưỡng, chăm sóc 21 người khuyết tật. Hầu hết các trường hợp sinh sống tại mái ấm đều là nữ giới với độ tuổi khác nhau. Phần đa họ bị thiểu năng trí tuệ, một số bị bại não, tự kỷ, tâm thần... Mỗi người vào mái ấm trong hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng mang nỗi bất hạnh về bệnh tật, thiếu thốn tình cảm của người thân.

Một bữa cơm của trẻ khuyết tật, tâm thần tại mái ấm.
Một bữa cơm của trẻ khuyết tật, tâm thần tại mái ấm.  

Câu chuyện giữa các nữ tu và khách bị gián đoạn bởi tiếng động mạnh nơi chiếc giường của cậu bé 14 tuổi. Bát cháo đưa ra chưa kịp ăn đã bị cậu bé ấy ném xuống nền nhà. Tiếp đó, đứa trẻ ấy còn ném luôn cả chiếc chăn mỏng xuống chỗ bẩn. Lúc này, nữ tu Nguyễn Thị Nữ chỉ biết ngồi xuống lau chùi. Khi bị mắng vốn, đứa trẻ liền có những hành động chống đối như đòi cởi quần, lột bỉm đang mặc. Một lát sau, đứa trẻ mới chịu nằm xuống, không phá phách nữa. 

Cậu bé này có hoàn cảnh rất đặc biệt, người mẹ vì cuộc sống mưu sinh nên bỏ con cho bà nuôi. Bà ngoại một phần vì hoàn cảnh, phần khác vì thấy cháu không được bình thường nên đã gửi vào mái ấm. Một thời gian sau, khi nghe tin cháu bình thường trở lại bà đã đến mái ấm đặt về đề nhận lại cháu để chăm sóc. Nhưng chỉ sau một ngày đưa về quê thì người thân lại dẫn cháu bé quay lại Mái ấm Thiên Ân nhờ các nữ tu chăm sóc. Từ đó đến nay, gia đình không lần nào ghé thăm em nữa.

Nhiều trẻ chỉ nằm một chỗ, phải phục vụ ăn uống, vệ sinh.
Nhiều trẻ chỉ nằm một chỗ, phải phục vụ ăn uống, vệ sinh.  

Cách đó không xa là nơi hai đứa trẻ bị bại não nằm. Dù đã 14 - 15 tuổi nhưng các em như những đứa trẻ lên ba, chỉ nằm một chỗ. Mọi ăn uống, sinh hoạt đều do các nữ tu đảm nhận. Mỗi bữa ăn đối với những đứa trẻ bị bại não vô cùng vất vả. Các nữ tu phải xay nhuyễn cháo rồi đút từng thìa một. Chị Nữ kể, có hôm đang đút cháo, em phun hết ra người các nữ tu... Vì thế, mỗi lần đến giờ cơm của các em thì vất vả vô cùng.

Cũng có trường hợp bố mẹ hiếm muộn xin nhận một đứa bé làm con nuôi, nhưng sau thời gian thấy đứa trẻ không được bình thường nên đã gửi vào cho mái ấm chăm sóc. 

 

Những người mẹ ở tuổi đôi mươi

Nữ tu Nguyễn Bị Bình chia sẻ: Hầu hết các trường hợp trong mái ấm không có khả năng tự sinh hoạt nên việc quản lý, chăm sóc các cháu, các chị phải thức trắng đêm là thường xuyên. Có những cháu cứ động trời là lên cơn đập phá đồ đạc. Thậm chí, sau khi đi vệ sinh còn ném cả chất bẩn khắp nhà. Những lúc như vậy, các nữ tu chỉ biết âm thầm lau dọn, bởi việc nhắc nhở khi họ đang lên cơn tâm thần chẳng có tác dụng gì.

“Chăm sóc người khuyết tật, đặc biệt bị thần kinh là điều không hề dễ dàng. Chúng tôi phải làm những việc nhỏ nhất từ ăn uống, tắm rửa đến vệ sinh cá nhân. Nhiều người không quen, chỉ vào thăm một lát rồi ra về còn chúng tôi nghĩ đến số phận bất hạnh của các cháu nên muốn hy sinh để giúp đỡ phần nào”, nữ tu tâm sự.

Vì phần đa những trường hợp khuyết tật các nữ tu nhận chăm sóc tại mái ấm đều là phụ nữ nên có những khó khăn nhất định. Từ việc nhỏ nhất của chuyện phụ nữ, các nữ tu cũng phải tự lo cho những người bị thiểu năng trí tuệ. Nhiều lúc do tính cách khác thường, nhất là khi lên cơn động kinh nên việc làm của các nữ tu bị họ chống đối. “Lúc đó, chúng tôi phải nhẹ nhàng khuyên bảo thì các em, các chị mới nghe lời. Còn mình làm căng thì chẳng có hiệu quả”, chị Nữ nói. 

Mái ấm Thiên Ân đang cưu mang, chăm sóc 21 hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.
Mái ấm Thiên Ân đang cưu mang, chăm sóc 21 hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh. 

Do tự thành lập để nuôi các trẻ em gái có số phận bất hạnh nên kinh phí hoạt động của mái ấm đều do các nữ tu bỏ ra. Họ phải tổ chức bán nước sạch đóng chai cho bà con trong vùng, bán thuốc tây hay mở lớp nhận nuôi dạy trẻ để lấy tiền trang trải cho ngôi nhà tình thương.

Theo tính toán sơ bộ, mỗi tháng mái ấm phải chi ra gần 30 triệu đồng để lo thức ăn, đồ uống, bỉm mặc... cho các hoàn cảnh bị khuyết tật. Đó là chưa kể đến những phát sinh khác của những con người nay ốm, mai đau, khi bình thường, lúc lên cơn điên lại đập phá đồ đạc. 

Chị nữ tu phụ trách chia sẻ, hầu hết các trường hợp trong mái ấm đều nhận được trợ cấp của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ ít trường hợp gia đình gửi khoản tiền đó vào mái ấm để lấy kinh phí chăm sóc cơm nước, thuốc men. Còn phần đa các gia đình không gửi khoản trợ cấp cho người khuyết tật khiến gánh nặng của mái ấm càng lớn.

Việc chăm sóc những mảnh đời bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ rất vất vả, khó khăn nên để duy trì, 2 nữ tu sẽ được phân công chăm sóc, quản lý mái ấm 1 ngày, 1 đêm. Khoảng 10 nữ tu sẽ liên tục được giao nhiệm vụ luân phiên nhau để quản lý những người khuyết tật.

“Nói trông coi nghe dễ dàng nhưng đó là điều không hề dễ. Vì các em, các chị bị tâm thần nên có thể lên cơn điên lúc nào. Nhất là những khi trái gió trở trời, chuyện vứt ném đồ, đánh nhau xảy ra như cơm bữa. Có người thì nói nhảm suốt cả đêm không cho ai ngủ. Thậm chí có trường hợp còn lao vào đánh, giật tóc các nữ tu. Những lúc như vậy, những người chăm sóc chỉ biết né tránh, chứ chưa có thuốc để cắt cơn “điên” của họ”, nữ tu tên Nữ chia sẻ. 

Những hoàn cảnh đang được cưu mang, chăm sóc ở đây có hoàn cảnh rất éo le, cần thêm sự chung tay của cộng đồng.

Những hoàn cảnh đang được cưu mang, chăm sóc ở đây có hoàn cảnh rất éo le, cần thêm sự chung tay của cộng đồng.

Hầu hết các nữ tu đang ngày đêm chăm sóc những người bị tâm thần ở đây có độ tuổi còn rất trẻ chỉ từ 20 đến gần 40 tuổi. Nhưng với tấm lòng yêu trẻ, thương người, họ đã trở thành những bà mẹ của các mảnh đời bất hạnh.

Công việc của các sơ vất vả, phải tiếp xúc với những người tâm thần, trẻ khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, toàn những chuyện buồn bã, tiêu cực khiến các nữ tu có giây phút chạnh lòng. Nhưng rồi nỗi buồn ấy chóng qua đi khi họ biết hy sinh bản thân, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho mình như chính phương châm sống của các nữ tu.

Những phận đời thiểu năng trí tuệ, tâm thần có thể không hiểu hết lời các sơ nói nhưng có một điều chắc chắn các chị, các o có thể cảm nhận được đó chính là tấm lòng nhân ái cao cả của các nữ tu ở Mái ấm Thiên Ân. Riêng đối với các nữ tu, họ đã quên đi cuộc sống riêng của bản thân để ngày đêm chăm sóc, chăm non những phận người bất hạnh mà không mong đền đáp, không chờ tôn vinh.

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.