Báo cáo dẫn kết quả một cuộc phân tích kéo dài 1 năm về những mẫu thuốc cho thấy, khoảng 11% thuốc men ở châu Phi và 3,5% ở châu Á là thuốc giả hoặc dưới tiêu chuẩn.
Báo cáo nêu rõ “thuốc giả” bao gồm thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc không đủ liều lượng về thành phần hoạt chất ghi trong toa khi sản xuất và những loại thuốc viên được cố ý làm giả để trông như thật.
“Chúng tôi biết đây là một cơn dịch xảy ra trên một khu vực rất rộng” – ông Nayyar nói về tình trạng buôn bán thuốc giả tràn lan.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng các loại thuốc chất lượng xấu là “mối đe dọa thực sự và cấp bách” đối với sức khỏe của người dân.
Trước các tình trạng này, ông Amir Attaran – một nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Ottawa – cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải có một khung pháp lý quốc tế trong việc ngăn chặn tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc giả bởi đây là vấn đề vượt qua ranh giới quốc gia.
“Đã có một hiệp ước quốc tế chống tiền giả từ năm 1929. Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề về thuốc men, chúng ta cần phải đi tới điểm giống như năm 1929 đã làm với tiền tệ” – ông Attaran nói.