Án lệ sẽ được tham khảo trong xét xử

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp
(PLO) - Hôm qua (7/4), tại TP.HCM, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ mười hai về Dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS).
Tăng cường vai trò của Tòa án đối với Thi hành án dân sự
Trình bày Tờ trình Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, THADS là giai đoạn cuối của hoạt động tố tụng, qua đó nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. 
Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật THADS nhằm hoàn thiện thể chế về THADS, tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản, bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác THADS, thi hành án hành chính, góp phần bảo đảm thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013. 
Theo đó, bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho biết Dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có nội dung liên quan đến quản lý công tác theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của TAND và UBND địa phương trong công THADS, bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: khi xác định vai trò của Tòa án đối với công tác THADS, cần phân định để không lẫn lộn giữa Tòa án liên quan đến công tác THADS. 
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, Tòa án thực hiện quyền tư pháp và ra phán quyết; còn THADS, cụ thể là Chấp hành viên, thực hiện bản án có hiệu lực pháp luật. Cần tăng cường sự gắn kết giữa Tòa án và THADS là hướng đến xã hội hóa công tác THADS. 
Án lệ sẽ hạn chế oan sai?
Trước đó, ông Trương Hòa Bình, Chánh án TANDTC đã trình bày Tờ trình về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) trong đó có đề cập đến việc phát triển án lệ trong Dự án Luật này. Ông Bình cho biết đây cũng là vấn đề đã được thảo luận kỹ trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013. 
Theo quan điểm của Ban soạn thảo Luật Tổ chức TAND, án lệ được xác định là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về một vụ việc cụ thể có nội dung lập luận, làm rõ những quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau và chỉ ra nguyên tắc áp dụng, được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn làm chuẩn mực để tham khảo trong công tác xét xử nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. Án lệ không thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, TANDTC có thể linh hoạt thay đổi án lệ khi có những thay đổi của pháp luật. 
Nêu ý kiến về án lệ, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đồng tình với quan điểm của TANDTC đồng thời khẳng định, ở Việt Nam án lệ không phải là luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng rất ủng hộ phương án này. 
Chánh án TANDTC tin tưởng: “Với việc phát triển án lệ và ràng buộc trách nhiệm của Thẩm phán, trong xét xử, Hội đồng xét xử phải tham khảo án lệ khi xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, chắc chắn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc xét xử oan, sai, hạn chế việc “lách luật” do tiêu cực của những người tiến hành tố tụng, luật sư và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Tại Phiên họp, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian để thảo luận các quy định về Tòa án khu vực và các vấn đề liên quan. 
Văn phòng Công chứng sẽ thay thế Phòng Công chứng? 
Chiều cùng ngày, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi”. Một trong những nội dung được Hội thảo quan tâm là việc chuyển đổi các Phòng Công chứng do Nhà nước đảm nhận thành các Văn phòng Công chứng. 
Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định, dù loại hình gì thì vấn đề quan trọng nhất là công chứng ở Việt Nam là công chứng về nội dung, là dịch vụ công, không phải là công chứng về hình thức. Trong đó, Công chứng viên là người được đào tạo bài bản, công chứng là nghề được đào tạo chuyên sâu. Công chứng viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, hoạt động phi lợi nhuận, không được quảng cáo, cạnh tranh với nhau… và chịu sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.