Hiện tượng Nguyễn Tử Quảng - Có đáng bị “ném đá“?

CEO Nguyễn Tử Quảng: Tôi luôn tin người Việt Nam có thể làm tất cả mọi việc. (Ảnh minh họa).
CEO Nguyễn Tử Quảng: Tôi luôn tin người Việt Nam có thể làm tất cả mọi việc. (Ảnh minh họa).
(PLO) - Đầu tháng 8 vừa qua, sau hai năm “ở ẩn” sau cú sốc được ông cho là khá “lãng mạn” khi ra mắt Bphone 2015 mà chưa tính tới rất nhiều yếu tố đi cùng với nó, “Tôi đã ở đây” là câu nói mở màn của ông Nguyễn Tử Quảng như một lời khẳng định Bkav đã quay trở lại và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới… Và có thể gọi ông là một “hiện tượng” cho những người trẻ, dám chạm tay chinh phục ước mơ của mình và lớn hơn thế…

Đã từng stress và hơn thế…

Ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, xuất phát điểm của Bkav là làm phần mềm bảo mật, trong suốt 10 năm miễn phí phần mềm (giai đoạn từ năm 1995-2005) ông đã nhận ra người Việt Nam hoàn toàn có thể tự mình làm được những sản phẩm có chất lượng, có thể sánh ngang với nhiều quốc gia đang lớn mạnh về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

 Vì khát vọng đó, Bkav đã tạo ra dòng sản phẩm Bphone (phiên bản đầu tiên là vào năm 2015), với sản phẩm này Bkav muốn chứng minh rằng với năng lực của người Việt, hoàn toàn có thể tạo ra được một sản phẩm có chất lượng và với smartphone thì người dùng có thể cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm rõ ràng hơn so với một sản phẩm phần mềm không phải ai cũng có thể hiểu rõ được. Tuy nhiên, đã 2 năm kể từ ngày những cụm từ “thật tuyệt vời”, “thật không thể tin nổi” lan truyền trên mạng, người ta ít thấy Nguyễn Tử Quảng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Ông đã làm gì trong 2 năm qua?

Sau thất bại ở BPhone đời đầu năm 2015, ông Nguyễn Tử Quảng đã từng có một thời gian stress nặng và không dám lên mạng đọc bất cứ một tin tức nào đó về mình cũng như sản phẩm của mình. Tuy nhiên, không vì những áp lực đó mà ông cùng các cộng sự bỏ cuộc. Và BPhone 2017 đã ra đời.

 “Thực ra tôi không lỳ lợm gì đâu, tôi chỉ có một khát vọng, vì khát vọng đó nên tôi cố gắng vượt qua”, ông Tử Quảng tâm sự. Ông nói rằng bản thân mình cũng giống như những người khác, có những lúc thực sự “khủng hoảng”. “Stress, tôi còn hơn cả như thế”, ông nói. Ông thú nhận bản thân cũng rất khó chịu, bực bội khi đọc những nhận xét về Bphone. Tuy nhiên, “chúng tôi luôn cầu thị, luôn rút kinh nghiệm”.

Khẳng định là nói thật, nói hết gan ruột, Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: “Đã 8 năm, từ năm 2009, chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu smatphone. Từ những kỹ sư CNTT, chúng tôi biến hết thành kỹ sư cơ khí. Làm gì có ông CEO, chủ tịch nào tham gia vào quá trình sản xuất điện thoại từ A-Z, từ thiết kế cơ khí, làm mạch, chạy phần mềm sản phẩm như Bkav. Do đó, chúng tôi có rất nhiều cảm xúc. Chỉ cần hoàn thành một công việc nhỏ mà trước đó gặp bế tắc, tôi lại thấy mình có thêm nhiều động lực. Chỉ những người làm trực tiếp công việc mới hiểu. Câu “thật không thể tin nổi” tôi nói cách đây 2 năm, thực sự xuất phát từ cảm xúc cá nhân khi một công ty như Bkav sản xuất thành công sản phẩm công nghệ cao như smartphone. Và khi ra mắt Bphone 2015, tất cả không gì hơn, xuất phát từ sự… lãng mạn, bởi niềm đam mê và khát vọng…”.

Bài học từ lần ra mắt Bphone đời đầu không thành công mang đến cho ông và đội ngũ của mình nhiều bài học. Có quá nhiều vấn đề cần giải quyết khi tự mình làm một chiếc smartphone. Trong lần trở lại này, Bkav chủ động hợp tác với nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam để cung cấp sản phẩm tại chuỗi siêu thị của hệ thống này.

Không “ăn mày” tinh thần dân tộc

 “Việc tôi ít xuất hiện một phần là vì tôi muốn hành động hơn là nói. Từ trước đến nay, tôi luôn có trong mình một khát khao cháy bỏng, đó là cùng với Bkav góp phần đưa Việt Nam phát triển hơn. Mọi người gọi tôi là “nổ” cũng có thể một phần vì lý do này. Tuy nhiên, tôi luôn có niềm tin vững chắc rằng người Việt Nam có thể làm được tất cả mọi việc.

Và điều dư luận quan tâm với hàng loạt câu hỏi đặt ra:“Bkav sản xuất được cái gì trong Bphone”, “vốn nghiên cứu, sản xuất của Bphone lấy từ đâu”, “tại sao Bphone không sản xuất điện thoại tầm trung mà lại chọn phân khúc tiệm cận cao cấp, muốn đối đầu với Apple, Samsung”... đều được ông Quảng trả lời.

Ông Tử Quảng cho biết, Bphone 2017  linh kiện chỉ 0,9% xuất xứ Trung Quốc, phần lớn linh kiện được nhập về từ Nhật, Mỹ, châu Âu. Riêng phần thiết kế thực hiện từ kiểu dáng, cơ khí, phần mềm... là do Việt Nam làm. “Samsung, Apple đang làm như thế nào thì Bkav làm như vậy”, ông Quảng nói. Rất “thấm thía” các phát ngôn của mình có thể gây tranh cãi, khi nhận xét về Bphone, ông cẩn trọng nói đây là sản phẩm có thiết kế cơ khí số 1 hay số 2 trên thị trường, thay vì chỉ nói là số 1 như mọi khi. Về số tiền 500 tỷ đồng vốn nghiên cứu sản xuất, ông Quảng cho biết tiền hoàn toàn từ Bkav, phần lớn có được nhờ bán phần mềm diệt virus. Cho đến nay, khi bán ra, công ty vẫn phải trợ giá trên từng sản phẩm.

Thế nhưng, thay vì làm ở phân khúc trung, thấp cấp để có lời ngay và không nhận “gạch đá” ( hiện Bphone 2 có giá 9,789 triệu đồng được nhận xét là khá cao và khá mạo hiểm cho một sản phẩm chưa có tên tuổi), ông Tử Quảng nói rằng ông thà chọn việc khó, tấn công phân khúc cận cao cấp nhằm định vị thương hiệu. Bởi lẽ, đó là chiến lược dài hạn của công ty mà như ông tin tưởng, là sứ mệnh. Chính vì lẽ đó, ông tâm sự là không kỳ vọng có ngay sản lượng lớn, có lời lãi ngay mà mục tiêu chính của giai đoạn này là chinh phục niềm tin người tiêu dùng. “Sản phẩm tầm trung sẽ có trong tương lai. Chúng tôi mong muốn người Việt Nam đều cầm chiếc Bphone trên tay”, ông nói.

Nhưng nếu làm ngay sản phẩm tầm trung, sau này để định vị được một thương hiệu như Apple, Samsung là rất khó, bởi theo ông Quảng giải thích, vì điều này tương tự như việc Oppo tăng giá 300 nghìn đồng ở sản phẩm mới nhanh chóng phải hạ giá vì mắc kẹt bởi bẫy định vị.

 Với Bphone 2015, cái thuở “ban đầu” ấy, ông Quảng thành thật cho biết số lượng đặt hàng “có số điện thoại đầy đủ” đăng ký lên đến hơn 10.000, tuy nhiên vì trục trặc, 2 tháng sau mới có sản phẩm đầu tiên nên nhiều người không chờ. Cuối cùng, chỉ khoảng 3.000 máy được bán. Và trong câu chuyện, khi nhắc tới kỉ niệm này, ông đã nghẹn ngào gửi lời cảm ơn tới 3.000 chủ nhân này, dù ít ỏi và nhỏ bé so với kì vọng, nhưng họ đã ở bên ông trong những khoảng thời gian khó khăn đó.

Đồng thời, ông Tử Quảng cũng nhấn mạnh rằng bản thân Bkav không “ăn mày tinh thần dân tộc” khi không một văn bản nào của công ty hay bản thân ông nói rằng người Việt Nam phải dùng hàng Việt Nam. “Dù bản thân tôi mong muốn người Việt dùng hàng Việt nhưng tuyệt đối không ép buộc người khác”, ông khẳng định. Đó cũng chính là lý do, như ông đã nói lúc ban đầu, 500 tỷ tiền vốn là tự thân của Bkav.

Tạo cảm hứng cho nhiều người

Với Bphone 2017, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết đây là một sản phẩm được hãng đầu tư kỹ lưỡng đến từng con ốc và trong máy chỉ chiếm 0,9% linh kiện có yếu tố Trung Quốc. Đó là lý do vì sao Bkav cho rằng giá bán của máy “chất đến từng đồng”. Ông Nguyễn Tử Quảng thừa nhận, doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm tới lợi nhuận, doanh thu. Nhưng quan trọng hơn, với ông vẫn là sự tin tưởng. “Chỉ khi người tiêu dùng Việt Nam tin chúng tôi thì Bkav mới làm được. Còn sau này, khi đã chinh phục được người tiêu dùng rồi, Bphone sẽ mở rộng sang nhiều phân khúc khác. Tôi muốn mọi người cầm nó thay vì điện thoại iPhone, Samsung”.

Ông Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: “Mỗi người có sở thích khác nhau. Với tôi, công việc là sở thích. Nếu bạn đặt ra một sứ mệnh to lớn để thực hiện, bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm. Do đó, bản thân tôi lúc nào cũng thấy hừng hực khí thế để làm việc. Thời gian rảnh tôi dùng để suy nghĩ về mọi vấn đề. Thậm chí khi nói chuyện với vợ ở nhà, chủ đề tôi nói có thể vẫn là cách mạng công nghiệp 4.0. Đó cũng là lý do tôi đặt ra khẩu hiệu “Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn”. Nghe hơi sến nhưng đó chính là phương châm sống của tôi. 

Có một điểm tôi muốn nhấn mạnh, Bphone dù gây tranh cãi nhưng chắc chắn đã tạo ra nhiều cảm hứng cho người Việt Nam. Sau khi sản phẩm này ra mắt, tôi đã thấy nhiều hơn những doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn hơn trong suy nghĩ, trong hành động, mạnh dạn sản xuất ra những thứ lớn hơn, không ngần ngại. Tâm lý “sợ Tây” đã giảm xuống rõ rệt. Việc bị chỉ trích giúp tôi có thêm động lực. Tôi biết mình cần phải làm nhiều hơn nữa, tạo ra kết quả rõ ràng hơn nữa, để khiến người dùng không chỉ tin Bkav, tin ông Quảng, mà còn tin vào người Việt Nam. Tôi có niềm tin sâu sắc là người Việt Nam không tầm thường. Tôi không muốn nói đến chiến tranh nhưng rõ ràng trong chiến tranh, người Việt Nam không thua bất cứ đế quốc hùng mạnh nào”.

 Có thể nói, Bkav quả là đã tự chọn cho mình một con đường quá khó khăn, ngược dòng và tốn kém. Họ không chỉ muốn làm ra sản phẩm “thương hiệu Việt” mà còn đặt khát vọng làm được “sản phẩm Việt”. Và có lẽ, một khi Bkav đã xác định Bphone là một dự án dài hơi và chiến lược, sự đam mê của mình, đồng thời họ đầu tư bằng tiền của họ, có lẽ chúng ta nếu không ủng hộ  thì cứ lẳng lặng để họ làm. 

Và tôi tin, với những đam mê, khát vọng ấy, một ngày không xa, CEO Nguyễn Tử Quảng không còn đơn độc trên hành trình khẳng định thương hiệu về dòng Smatphone cao cấp được sản xuất bởi người Việt…

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...