Nông sản bẩn đang tàn phá thương hiệu quốc gia

Không cải thiện chất lượng đầu vào nông sản Việt sẽ mất dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Ảnh minh họa.
Không cải thiện chất lượng đầu vào nông sản Việt sẽ mất dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Ảnh minh họa.
(PLO) -Hậu quả của một nền sản xuất thực phẩm không an toàn đang khiến nông sản Việt không chỉ mất niềm tin đối với người tiêu dùng ở thị trường nội địa mà còn đang mất dần “đầu ra” ở thị trường nước ngoài. 

“Mất cả chì lẫn chài”

Theo Cục quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản, Bộ NN&PTN, tính đến tháng 6/2016, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu (loại A/B) về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 79,76%, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được tái kiểm tra và nâng hạng A là 35,84%.

Cũng theo cơ quan này, tỷ lệ mẫu vi phạm qua giám sát sản phẩm rủi ro cao, nhiều bức xúc như thịt, rau, thủy sản nuôi đã giảm, có chuyển biến nhưng kết quả không đạt vẫn còn cao. “Rau có tỷ lệ mẫu vi phạm chiếm 4,2 % trong đó thuốc BVTV chiếm 3,98% giảm so với đợt cao điểm hành động về VSATTP (5,17%).

Thịt có tỷ lệ 10,93 % trong đó vi sinh chiếm 9,7% có giảm so với đợt cao điểm (15,4%), hóa chất, kahngs sinh, chất cấm, kim loại nặng chiếm 1,3% giảm so với đợt cao điểm (1,91%), thủy sản nuôi mẫu vi phạm chiếm 1,61% trong đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấm chiếm 1,41% tăng so với cuối năm 2015 (1,14%)”- Cục này công bố.   

Tuy nhiên, đại diện Hội Nông dân cho rằng thực ra tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, sử dụng chất cấm, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo quản, chế biến trên thực tế vẫn còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc dư luận xã hội. 

Theo Hội này, tính riêng trong năm 2015, cơ quan chức năng đã phát hiện 77.946 cơ sở chế biến, kinh doanh vi phạm quy định an toàn thực phẩm; 32.060 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản vi phạm sử dụng chất cấm, hóa chất kháng sinh; tiêu hủy  hơn 100 tấn mỡ động vật, thịt, hải sản, cam, rau; có 4.965 người bị ngộ độc và 23 người tử vong.

“Nông sản bẩn phá hỏng thương hiệu Quốc gia”

“Một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng vi phạm các quy định về chất lượng và vệ sinh ATTP diễn ra kéo dài và không giảm bớt ở hầu hết các thị trường chủ yếu. Điển hình là thủy sản xuất sang Nhật Bản thường xuyên gặp khó khăn do vượt dư lượng kháng sinh cho phép, bị bơm nước hay tạp chất vào tôm để tăng trọng, kể cả nhét đinh vào đầu tôm để tăng trọng lượng. Ở đây, "con sâu không chỉ làm rầu nồi canh" mà còn phá hỏng thương hiệu quốc gia khi phía Nhật Bản nhiều lần đe dọa đình chỉ nhập khẩu tôm...”- chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.  

Hậu quả của một nền sản xuất thực phẩm không an toàn đang khiến nông sản Việt không chỉ mất niềm tin đối với người tiêu dùng ở thị trường nội địa mà còn đang mất dần “đầu ra” ở thị trường nước ngoài.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng vi phạm các quy định về chất lượng và vệ sinh ATTP diễn ra kéo dài và không giảm bớt ở hầu hết các thị trường chủ yếu.

“Điển hình là thủy sản xuất sang Nhật Bản thường xuyên gặp khó khăn do vượt dư lượng kháng sinh cho phép, bị bơm nước hay tạp chất vào tôm để tăng trọng, kể cả nhét đinh vào đầu tôm để tăng trọng lượng.

Ở đây, "con sâu không chỉ làm rầu nồi canh" mà còn phá hỏng thương hiệu quốc gia khi phía Nhật Bản nhiều lần đe dọa đình chỉ nhập khẩu tôm...”,  chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ngán ngẩm.  

Theo chuỗi mới truy xuất được nguồn gốc

Theo ông Mạc Quế Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cơ quan quản lý phải cố gắng hơn, siết chặt các quy định và thanh, kiểm tra để giám sát, ngăn chặn tối đa thực phẩm không an toàn trên thị trường.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước, các hiệp hội cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thanh tra, trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật, gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng và làm mất uy tín của nông sản nước nhà.

Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ quy định về ATTP của các cơ sở kinh doanh, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ chưa cao, còn nhiều hạn chế, trách nhiệm, sự vào cuộc của một số địa phương trong công tác ATTP còn hạn chế theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân thực phẩm bẩn tràn lan còn do việc chậm truy xuất, điều tra xử lý sự cố mất ATTP. 

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng để giúp nông sản an toàn phát triển, người tiêu dùng cần nâng cao vai trò trong việc cùng chung tay hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng nông sản.

Trong đó, chấp nhận và ủng hộ nông sản có xuất xứ, xác nhận an toàn với giá cả hợp lý, nói không với thực phẩm bẩn. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội có chức năng giám sát, phát hiện các hành vi gian lận thương mại, vi phạm hình sự lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

“Ví dụ, để đưa thực phẩm sạch vào các chợ cần bổ sung thêm các trạm kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào thành phố, kịp thời phát hiện, ngăn chặn thực phẩm lậu, không rõ nguồn gốc. Cùng với đó là xây dựng cách thức truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng để hạn chế thực phẩm bẩn”- đại diện Bộ Công thương đưa ra giải pháp.  

Liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn, bà Võ Ngân Giang, đại diện FAO nhấn mạnh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, kênh phân phối nào, có đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, có chứng chỉ an toàn không?

Do đó, nhà sản xuất cũng phải tự hỏi người tiêu dùng có tin chất lượng sản phẩm của mình không? Khi có sự việc xảy ra cần phải nhanh chóng xác định mắt xích bị lỗi: sản xuất hay phân phối, bảo quản.

"Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi thức ăn hoặc thực phẩm qua các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối cụ thể. Trong những năm qua các loại bệnh có nguồn gốc động vật có thể lây lan cho con người, các vi phạm sinh vật gây bệnh như H5N1… Vì vậy cần truy xuất để loại bỏ các mầm mống bệnh tật này", bà Giang chia sẻ. 

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.