Chuyện ít người biết về nữ 'hiệp sĩ đường phố' Hà Nội

Chuyện ít người biết về nữ 'hiệp sĩ đường phố' Hà Nội
(PLO) - Câu chuyện về một phụ nữ hơn 10 năm tình nguyện thực hiện công tác phân luồng giao thông tại Hà Nội khiến nhiều người phải nể phục.

Đó là bà Nguyễn Thị Tiến, năm nay ngoài 60 tuổi. Hơn 10 năm nay, người dân khu phố Cống Mọc, Quan Nhân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã vô cùng quen thuộc với hình ảnh bà Tiến bán nước điều khiển giao thông giữa dòng người tấp nập.

Bà Tiến và quán nước của mình
Bà Tiến và quán nước của mình

Bà mưu sinh bằng hàng nước ở ngã tư đầu cầu Cống Mọc – Quan Nhân đã ngót nghét 35 năm. Bà bắt đầu dọn hàng từ 6h sáng và kết thúc công việc khi đêm đã khuya. Vì thế mà bà nắm rất rõ tình hình giao thông ở khu vực này. 

Nhiều người gọi bà là bà Tiến “điên” vì bà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng bà bỏ ngoài tai, vẫn gắn bó với việc điều phối giao thông tại đoạn đường này nhiều năm. “Lần đầu đi phân luồng, nhiều người ở khu vực này xì xèo cho rằng tôi bị bệnh, việc thiên hạ không được trả công mà vẫn đâm đầu vào làm. Thế rồi nhìn người dân đi lại dễ dàng hơn, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ, ủng hộ việc tôi làm”, bà Tiến tâm sự.

10 năm “ vác tù và hàng tổng”

Nút giao cầu Cống Mọc- Quan Nhân từ lâu đã  là một trong những điểm đen báo động về ùn tắc giao thông của thành phố. “Đường này nhỏ, ô tô đi nhiều nên tắc thường xuyên chứ không cứ giờ cao điểm. Chỉ một ô tô rẽ ngang là tắc ngay, tắc thì ai cũng muốn chen lên trước nên lại càng tắc. Khổ nhất là những ngày mưa, có hôm 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa hết tắc”, bà Tiến chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên, cứ khoảng 17h mỗi ngày, dòng người lại ùn ùn đổ về. Những lúc như thế, bà Tiến đều bỏ hàng nước, cầm theo một chiếc gậy để giúp lực lượng công an phường phân luồng giao thông.

Bà Tiến cùng chiếc gậy gỗ tự chế phân luồng giao thông

Bà Tiến cùng chiếc gậy gỗ tự chế phân luồng giao thông

Gắn bó hơn 10 năm, công việc này dần trở thành một phần trong cuộc sống của bà: “Nhìn đường tắc mà ngồi không tôi thấy bứt rứt lắm, cứ ngồi đấy nhìn tắc đường, hít khói bụi khiến tôi còn điên hơn”. Điều lạ là dù không qua một trường lớp đào tạo nào nhưng bà Tiến chỉ huy, phân luồng giao thông rất khoa học và chuyên nghiệp. Bà dừng xe này, vẫy cho xe kia đi, giọng nói vốn nhỏ nhẹ bỗng trở nên đanh thép, sang sảng. Mọi người ai cũng vui vẻ làm theo sự chỉ huy của bà.

Người dân sống ở khu phố Quan Nhân, không ai là không biết đến bà. Giờ họ trìu gọi bà là "hiệp sỹ giao thông” hay “Bà Tiến phân luồng” vì nhờ hành động của bà mà con đường này bớt ùn tắc, các phương tiện di chuyển cũng dễ dàng hơn.

Ông Hùng, một người dân sống gần cầu Cống Mọc cho biết: “ Cứ lúc nào ùn tắc là bà ấy lại cầm gậy với còi chạy ra, mỗi lần đứng cả tiếng đồng hồ phân làn giao thông, nhờ có bà ấy mà khu này giao thông mới đỡ hỗn loạn”.

Mỗi ngày bà Tiến mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ để phân luồng giao thông.
Mỗi ngày bà Tiến mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ để phân luồng giao thông.

Gánh nặng mưu sinh

Ẩn sau vẻ ngoài hồ hởi, tươi cười là những nỗi niềm giấu kín mà phải gặng hỏi bà Tiến mới chia sẻ.

Lấy chồng năm 16 tuổi, hôn nhân là những chuỗi ngày bi kịch với bà Tiến vì người chồng cũ vũ phu, hay đánh đập bà. Bà bỏ quê hương, lên thành phố kiếm sống. Đi thêm bước nữa và có 2 con gái. Nhưng người chồng thứ 2 bị bệnh phổi, đau ốm liên miên “đi viện như đi chợ”.

Giông bão cuộc đời bà chưa dừng lại ở đó khi bác sĩ thông báo trong đầu bà có 1 khối u. Ban đầu bà định phó mặc nhưng chồng con khuyên can hết lời, bà mới vào viện chữa trị. Tất cả tài sản giá trị nhất trong nhà đều được mang đi cầm cố bởi nguồn thu nhập chính của bà từ quán hàng nước vỉa hè chẳng đáng là bao.

10 năm làm công việc phân luồng giao thông tự nguyện, nhiều người biết đến hoàn cảnh gia đình bà cũng có ý giúp đỡ. “Họ dúi 1 chiếc phong bì tỏ ý giúp đỡ tôi nhưng tất cả tôi đều từ chối. Hoàn cảnh tôi khó khăn thật nhưng nhiều người còn cần được giúp đỡ hơn”, bà Tiến bộc bạch lý do từ chối sự giúp đỡ vật chất của mọi người.

Từ chối làm cán bộ trật tự phường

Bà Tiến cho biết, đầu năm 2017, lãnh đạo phường Nhân Chính đã đề nghị bà tham gia đội trật tự phường, mỗi tháng trợ cấp một khoản tiền nhỏ nhưng bà từ chối. Bà chỉ nhận cây gậy điều tiết giao thông cùng chiếc còi sắt. “Tôi không mong nhận được gì cả, xin cây gậy với cái còi phân luồng giao thông cho tiện chứ gậy tre với còi nhựa có vẻ không chuyên nghiệp lắm”, bà cười. 

Tắc đường vốn trở thành "thương hiệu" của Hà Nội vào giờ tan tầm nên câu chuyện bà Tiến hơn 10 năm nay tự nguyện phân luồng giao thông khiến nhiều người phải nể phục.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.