(PLO) -Bồn rửa bát là nơi chứa rác và rất nhiều mỡ từ thức ăn, đôi khi chúng đóng cục làm bồn rửa bát bị tắc nghẽn. Vậy làm sao để giải quyết, hãy học những mẹo đơn giản sau đây.
Sử dụng móc sắt hoặc móc quần áo
Cách thông tắc chậu rửa bát bằng móc sắt hoặc móc quần áo không còn xa lạ với mọi người. Bằng cách uốn nó thành một đầu mấu như lưỡi câu nhé bạn. Sau đó hãy khéo léo sử dụng đôi tay của bạn để kéo các vật, dây, chất thải bán vào đường ống thoát nước của bạn. Như hình bên dưới nhé bạn.
Thông tắc chậu rửa bát bằng chanh
Cũng giống như giấm và bột baking soda, nước cốt chanh có tính khử mạnh giúp bạn thông tắc bồn rửa bát nhanh chóng chỉ trong khoảng 30 phút. Cách thông tắc cũng rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần hòa trộn nước cốt chanh cùng với bột baking soda rồi đổ hỗn hợp đó vào đường ống dẫn nước. Sau đó, bạn đợi khoảng 30 phút rồi sử dụng bồn rửa bát như bình thường nhé. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tắc đường ống một cách rất hiệu quả đấy.
Dùng baking soda và giấm để thông tắc
Đầu tiên, đổ vào lỗ thoát nước một cốc bột baking soda (khoảng 200ml). Sau đó đổ tiếp hai cốc giấm trắng vừa được đun sôi, cuối cùng đổ thêm một ít nước nóng (nước sôi càng tốt). Vậy là những chất bẩn đóng bánh trong ống thoát nước đã được hòa tan và dọn sạch.
Sau khi vấn đề thông tắc đã được giải quyết bạn đổ thêm 4 hoặc 5 cốc nước nóng nữa vào chậu rửa bát. Nếu quá trình thoát nước nhanh chóng như ban đầu tức là cách này đã có hiệu qủa nếu không bạn thực hiện quá trình từ đầu đó là tiếp tục cho baking soda và giấm, sau đó là nước nóng, đường ống thoát nước thải của chậu rửa bát, bồn rửa bát sẽ được giải quyết.
(PLVN) - Thông tin từ ekip bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, đến tối 19/3, sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc đã được cải thiện, đặc biệt là các bệnh nhân được truyền thuốc giải độc.
(PLVN) - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) mới có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.
(PLVN) - Thấy con rắn bò ngoài cổng, người đàn ông Quảng Ninh ra bắt nhưng bị cắn vào tay. Anh mang theo đầu con rắn đến bệnh viện để khám và nhận diện.
(PLVN) - Sức khoẻ nhiều bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum vì ăn món cá ủ chua ở tỉnh Quảng Nam đã cải thiện một phần sau khi dùng thuốc giải độc. Tuy nhiên vẫn còn 3 bệnh nhân thở máy.
(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa gắp nội soi thành công dị vật sống là đỉa suối (tắc te) trong khí quản bệnh nhân nữ là cụ bà Lò Thị Ong, dân tộc Thái, 74 tuổi tại Sốp Cộp, Sơn La.
(PLVN) - Sau khi ăn món cá chép muối ủ chua, 10 người ở Quảng Nam ngộ độc phải nhập viện. Nhận được tin báo, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã đem thuốc hiếm đi cứu.
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.
(PLVN) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1342/QĐ-BYT về phê duyệt kế hoạch hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 của Bộ. Trong đó, mức kinh phí chi cho hoạt động này là 5 tỷ đồng.
(PLVN) - Pha oresol sai cách rất nguy hiểm, bởi khi pha với nồng độ quá đậm đặc có thể khiến trẻ bị ngộ độc Natri, gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, thậm chí nặng hơn có thể gây viêm não, phù não, tổn thương não và tử vong...