Khóc ngất vì bát phở bình dân 200 nghìn đồng

Một trong những quán phở “chặt chém” khách ở Hà Nam được chia sẻ
Một trong những quán phở “chặt chém” khách ở Hà Nam được chia sẻ
(PLO) - Khách thường xuyên bị yêu cầu phải trả tiền cho một bát phở, bát bún với giá cao ngất ngưởng, nếu cự cãi sẽ bị đe dọa... Lối làm ăn “lấy thịt đè người”, mang màu sắc “xã hội đen” vừa vi phạm pháp luật vừa vô nhân tính này không hiểu sao đến nay vẫn tồn tại ở TP. Phủ Lý.

Cách đây vài ngày, báo chí đã phản ánh một số quán phở, bánh cuốn có hành vi chặt chém du khách nhiều năm liền ở sát đường tàu thuộc địa phận TP Phủ Lý, Hà Nam
Chị M, nạn nhân của vụ việc cho biết, ngày 15/2, người thân của chị có công việc phải qua địa phận tỉnh Hà Nam và họ quyết định dừng chân ăn sáng tại một quán phở nằm cạnh đường tàu, thuộc địa phận TP Phủ Lý (Hà Nam).
Vốn cẩn thận, trước khi ăn phở, gia đình này đã hỏi trước giá tiền. Khi chủ hàng là một phụ nữ trả lời 25.000 đồng/bát, họ đã quyết định dùng bữa sáng với 6 suất phở bò.
Tuy nhiên, đến khi tính tiền, chủ quán “hét” giá cho 6 bát là 1.025.000 đồng. Gia đình ngơ ngác không hiểu thì được giải thích: Bát đầu có giá 25.000 đồng, còn những bát sau có giá 200.000 đồng/bát.
Quá bức xúc với kiểu làm ăn chặt chém này, gia đình chị M phản kháng và ngay lập tức, người phụ nữ này rút điện thoại ra gọi và chỉ vài phút sau, 10 thanh niên nam, xăm trổ đầy mình hùng hổ bước vào.
Biết gặp phải “cướp”, gia đình chị nuốt cục tức vào trong và chấp nhận trả tiền trong nỗi uất ức không thể xoa dịu đến tận vài ngày sau.

Sau khi về Hà Nội, chị M quyết định share lên diễn đàn để cảnh báo cho những người dân khi đi qua địa phận này lưu ý để không bị “ăn quả lừa” như mình.

Những quán ăn này mang tiếng “chặt chém” nhưng không bị dẹp bỏ mà vẫn tồn tại nhiều năm nay
Những quán ăn này mang tiếng “chặt chém” nhưng không bị dẹp bỏ mà vẫn tồn tại nhiều năm nay
Cũng vì quá bức xúc khi người thân và bạn bè của mình liên tục bị chặt chém bởi một số hàng ăn này, ngày 16/2 ,anh Nguyễn V một người dân khác cũng đã phải đăng thông tin và hình ảnh quán ăn trên lên các diễn đàn mạng xã hội để cảnh báo mọi người tránh xa khu vực này.
Anh V cho biết, bạn bè, người thân của anh ở Thanh Hóa thỉnh thoảng di chuyển lên Hà Nội, khi đi qua đoạn ngã ba Hồng Phú nằm trên quốc lộ 1A, thuộc địa phận thành phố Phủ Lý, thấy bên đường là hàng chục hàng quán đề biển hiệu cơm, phở, bánh cuốn nên đã dừng chân để ăn.
Tuy nhiên, khi đứng lên trả tiền, mọi người ngã ngửa khi các xuất ăn bình dân ở đây lại có giá "cắt cổ".
Cụ thể, vào khoảng giữa tháng 10 năm 2015, 4 người bạn của anh, vì không biết thông tin về các quán phở "chém" nên đã dừng chân ăn uống và phải trả tổng cộng 840 nghìn cho 4 bát phở bò và 4 chén rượu quê.
Sau đó, 1 người bạn khác của anh cũng đã phải trả 150 nghìn cho bát phở tại 1 quán ăn thuộc dãy phố này.
"Gần đây nhất, 2 ông anh của tôi từ Thanh Hóa ra Hà Nội cũng đã phải trả 700 nghìn cho 2 xuất cơm cá kho khi ăn hàng ở đây" - anh V cho biết.
Theo anh V, trên đoạn đường này có khoảng 5, 6 quán cơm phở nằm liền nhau, và tình trạng chặt chém không chỉ diễn ra ở 1 quán.
Anh V đã vài lần cảnh báo với bạn tuyệt đối không ăn uống ở dãy hàng này, tuy nhiên, vì các hàng ăn này không có số nhà cụ thể, hơn nữa, nhiều người cũng không có điều kiện tiếp cận mạng xã hội nên không phải ai cũng nắm được thông tin.
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra ở Hà Nam.
Vào tháng 3/2013, một nhóm du lịch phượt đi từ Hà Nội - Ninh Bình khi đi ngang qua Phủ Lý - Hà Nam dừng lại ở quán ăn gần đoạn ngã tư thành phố hướng ra quốc lộ 1A để ăn uống thì cũng bị “chặt chém” không tương tiếc.
Một điều khó hiểu là rất nhiều thông tin về những quán ăn này được lan truyền công khai và rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí mách miệng nhau nhưng đến nay nó vẫn ngang nhiên tồn tại.
Chính quyền, công an TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam sẽ trả lời gì về sự việc này?

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...