Xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc, tại sao không?

Cửa khẩu Trà Lĩnh
Cửa khẩu Trà Lĩnh
(PLO) - Theo Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, sau 4 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, 2014 là năm đầu tiên có mức tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra; sức tăng trưởng mạnh mẽ của nông nghiệp là 3,49%/2,48%; xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 31 tỷ USD.
Để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, rất cần Nhà nước xem xét, thí điểm cơ chế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy hải sản và hoa quả Việt Nam qua Trung Quốc.
Tiềm năng rất lớn
Bốn tháng đầu năm 2015, tuy tiếp tục phát triển ổn định nhưng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; mức tăng trưởng chỉ tăng 2,14% so với mức 2,68% cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng nông sản như dưa hấu Quảng Ngãi, thanh long Bình Thuận, hành tây Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng… rơi vào thế “được mùa, mất giá” và khó tiêu thụ, đẩy người nông dân vào khó khăn. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, gần nửa năm rồi nhưng Việt Nam chỉ xuất khẩu được 11 tỷ USD, bằng 1/3 năm 2014.
Trên diễn đàn của kỳ họp Quốc hội, một số đại biểu đã đề nghị Chính phủ xem xét, thí điểm tại Cao Bằng cơ chế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy hải sản và hoa quả Việt Nam qua Trung Quốc theo hợp đồng quốc tế qua các cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Long Bang (Bách Sắc, Quảng Tây).
Đại biểu La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) cho rằng, nước ta có nhiều lợi thế nhưng chưa khai thác hết. Hiện đã xuất một số mặt hàng rau quả qua thị trường Mỹ, 
Australia nhưng số lượng nhỏ, phải đáp ứng tiêu chuẩn cao, chi phí bảo quản, vận chuyển tốn kém. Trong khi đó, thị trường truyền thống như Trung Quốc có thuận lợi lớn khi có đường biên giới giữa hai nước trải dài qua 7 tỉnh phía Bắc với nhiều cặp cửa khẩu, điểm thông quan, lối mở thông thương, dễ dàng cho xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. 
Điều đáng bàn là, giao dịch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ tập trung ở một số cửa khẩu quen thuộc, chủ yếu theo tập quán thương mại biên giới, thiếu tính ổn định, thiếu sự ràng buộc giữa các bên theo thông lệ quốc tế dẫn đến rủi ro cao. 
Do đó, “để khai thác hết tiềm năng xuất khẩu nông sản giữa các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt  – Trung, Chính phủ cần tạo thêm cơ chế, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua Trung Quốc thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế; giúp đỡ các tỉnh biên giới khai thác hết tiềm năng giao dịch biên mậu, phục vụ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam”.  
Xin làm thí điểm
Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, thí điểm tại Cao Bằng cơ chế nói trên qua các cửa khẩu Trà Lĩnh – Long Bang. Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây là cửa ngõ thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa thị trường Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Quảng Tây giữ vị trí quan trọng trong chiến lược “rau miền Nam vận chuyển lên miền Bắc” và “vườn rau sau nhà” của khu vực Hồng Kông, Quảng Đông; cung cấp nguồn hàng phong phú cho khu vực Hoa Bắc, tam giác Trường Giang, tam giác Chu Giang. Thành phố Bách Sắc cung cấp đến 30% tổng lượng hàng nông sản toàn Trung Quốc (đến 200 thành phố) và nhu cầu nhập khẩu nông sản bổ sung cho sản xuất nội địa của thành phố này là rất lớn.
“Sự hợp tác cung cấp rau quả cho Bách Sắc, Quảng Tây là hết sức khả quan nếu có cơ chế phù hợp. Đây cũng là giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân vùng biên, hầu hết là các hộ nghèo, đời sống hết sức khó khăn. Xa hơn là bước thử trong việc đàm phán ký kết FTA giữa Trung Quốc và ASEAN sau này”- đại biểu La Ngọc Thoáng đề nghị. 
Được biết, Cao Bằng và thành phố Bách Sắc đã ký Thỏa thuận khung, bước đầu xây dựng cơ chế hợp tác trên nguyên tắc thành phố Bách Sắc có trách nhiệm tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam, đưa nông sản Việt Nam đến tiêu thụ ở các thị trường lớn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc nhanh nhất, hiệu quả nhất; tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm tìm nguồn hàng chất lượng cao, phối hợp với địa phương trong nước, nhất là các tỉnh phía Nam…

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.