Từ khóa: #xây dựng pháp luật

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật.

Cần đảm bảo tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 27/2, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ về tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết và góp ý Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục, phân công các cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác xây dựng pháp luật

Ban Cán sự Đảng-Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến chuyên sâu và triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
(PLVN) - Đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW là “đến năm 2030, hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán”.

Hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, hiệu quả

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) -Sáng 22/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả (Đề án) đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế
(PLVN) - Ngày 05/12, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác pháp chế và xây dựng pháp luật tại Bộ Quốc phòng. Dự và chủ trì buổi làm việc với đoàn có Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác pháp chế

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Ngày 23/11, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức Hội nghị sinh hoạt công tác pháp chế năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương.

Nhiệm vụ đột phá

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Tăng cường cải cách, cắt giảm tối đa thủ tục, giảm xin - cho, giảm chi phí tuân thủ; chống sách nhiễu, tạo thuận lợi cho người dân và DN; phân cấp, phân quyền cho cấp nào thực hiện tốt nhất đi cùng phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra...”. Đây là một số nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.

Xây dựng pháp luật: Triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023.
(PLVN) -  Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt đáp ứng các yêu cầu về công tác xây dựng pháp luật: phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tránh lợi ích cục bộ, vì lợi ích chung của quốc gia…

Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Bám sát thực tiễn, tháo gỡ các 'điểm nghẽn', 'nút thắt'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
(PLVN) -  Ngày 27/3, chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống, tháo gỡ được các “điểm nghẽn”, “nút thắt”.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 1)

Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ sáu khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW.
(PLVN) -  Bên cạnh việc còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn… thì còn tình trạng văn bản luật thiếu quy định cụ thể, hay phải sửa đổi, bổ sung, “tuổi thọ” của luật không cao, dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả khi đưa pháp luật vào cuộc sống. Đó là một thực tế đã được nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia pháp lý chỉ ra.