Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác xây dựng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Yêu cầu trên được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên họp sáng 14/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội (QH), Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, QH sẽ xem xét 42 nhóm nội dung, trong đó có 30 nhóm nội dung thuộc công tác lập pháp, 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 12 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu QH tự nghiên cứu.

Tổng thời gian làm việc của QH là 28,5 ngày, dự kiến khai mạc ngày 21/10, bế mạc ngày 30/11. Kỳ họp sẽ tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 từ ngày 21/10 - 13/11; đợt 2 từ ngày 20/11 - 30/11. Ông Bùi Văn Cường nêu rõ, thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ nhằm chuẩn bị các nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ 8. Đến thời điểm này, cơ bản, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ Kỳ họp.

Tại phiên họp, các ủy viên Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đánh giá công tác chuẩn bị tài liệu cho Kỳ họp đã có nhiều bước tiến bộ. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn thiện tài liệu kỳ họp để gửi đại biểu QH theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với đó, Chủ tịch QH giao Ban Công tác đại biểu chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo công tác nhân sự; Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại trong thời gian diễn ra Kỳ họp; Tổng Thư ký QH khẩn trương phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH tham mưu để UBTVQH xem xét quyết định nhóm vấn đề chất vấn.

Quán triệt tinh thần đổi mới, nhất là đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, Chủ tịch QH đề nghị QH, các cơ quan của QH cần tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng trong công tác này.

Đánh giá kỹ tác động việc hình thành Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Chiều 14/10, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Một trong những nội dung được quan tâm, cho ý kiến là quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia. Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng, an ninh của QH cơ bản nhất trí quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở Trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ việc xây dựng, phát triển dữ liệu quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh cho rằng, việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia cần hết sức cân nhắc, nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị cân nhắc quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia. Bởi, về nguyên tắc, việc xây dựng đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia đã được nghị quyết của Chính phủ xác định rõ, theo đó về cơ bản do ngân sách nhà nước đảm bảo. Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định một số nội dung chi của Quỹ trùng lặp với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. “Về nguyên tắc, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì nhiệm vụ chi không được trùng lặp với nhiệm vụ chi từ ngân sách. Chẳng hạn như chi hỗ trợ đào tạo nhân lực làm công tác xử lý, quản trị dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia thì hoàn toàn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách. Nếu quy định Quỹ cũng chi cho hoạt động này thì bị trùng lặp, không phù hợp”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khẳng định, ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động chuyển đổi số nói chung và việc xây dựng, phát triển dữ liệu nói chung hiện còn hạn chế. Do vậy, Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia nhằm thúc đẩy ứng dụng dữ liệu, thu hút nguồn lực xã hội cho xây dựng, phát triển dữ liệu quốc gia. “Việc hình thành Quỹ này là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Công an nêu rõ.

Bộ trưởng Lương Tam Quang khẳng định, Cơ quan soạn thảo sẽ rà soát, chỉnh lý quy định theo hướng rõ nguyên tắc hoạt động của Quỹ để đảm bảo không vì mục đích lợi nhuận; quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch và hỗ trợ cho hoạt động xây dựng, triển khai, khai thác, ứng dụng, quản trị dữ liệu mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng nêu rõ, hoạt động của Quỹ không trùng lặp với các hoạt động chi của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và một số quỹ khác.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...