Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, giai cấp công nhân Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể về cả số lượng lẫn chất lượng. Đây là thành quả của sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội, đặc biệt là vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: PV)

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: PV)

Ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, Nghị quyết 20-NQ/TW mang tầm nhìn chiến lược, thể hiện quyết tâm xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn. Sau 15 năm thực hiện nghị quyết, giai cấp công nhân đã chứng tỏ vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển đất nước, với những đóng góp lớn lao vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay giai cấp công nhân chỉ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động nhưng đã tạo ra trên 50,34% giá trị tăng thêm cả nước.

Ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: “Chúng ta tự hào khi nhìn thấy những chuyến hàng của Việt Nam vươn ra thế giới, trong đó chứa đựng mồ hôi và công sức của giai cấp công nhân. Đây là minh chứng rõ nét cho sự lớn mạnh và cống hiến không ngừng của giai cấp công nhân đối với đất nước”.

Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế cũng góp phần làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, khiến cơ cấu giai cấp công nhân trở nên đa dạng hơn.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng trình bày các tham luận về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, đồng thời kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Để tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh trong thời gian tới, nhiều cán bộ công đoàn cho rằng cần có những hoạt động thực tiễn bên cạnh vấn đề nghiên cứu lý luận, kết hợp đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ...

Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng, thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp ngoài tổ chức Công đoàn, đòi hỏi các cấp công đoàn phải nâng cao hơn nữa năng lực, uy tín trong tập hợp, thu hút, phát triển đoàn viên, chăm lo, đại diện, để giữ vững được vai trò, vị trí của mình đối với doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, những biến động về thị trường, xu hướng lao động và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm tư của người lao động. Do đó, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu thực tiễn một cách chính thức, có khảo sát, đánh giá về thực trạng nguồn lao động, việc làm, đời sống; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người lao động, đặc biệt là trước những vấn đề đang được quan tâm hiện nay như: chế độ chính sách, vấn đề nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi luyện tập thể thao, cơ hội phát triển bản thân...

Ông Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: PV)

Ông Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: PV)

Kết luận tại hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 20, chương trình 399 bằng những hoạt động cụ thể, thực hiện tại các địa phương, đơn vị.

Bên cạnh đó, khảo sát, nắm chắc tình hình giai cấp công nhân, hoạt động công đoàn, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề quan tâm, bức xúc của công nhân và công đoàn, những vấn đề mới đặt ra để kiến nghị, đưa vào văn kiện tại Đại hội Đảng các cấp. Chủ động theo đuổi và giải quyết những vấn đề của công nhân lao động như: thu nhập, nhà ở, an toàn, quyền lợi...

Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, đề xuất với chính quyền trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trau dồi bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp cho công nhân.

Kiến nghị với chính quyền địa phương sử dụng lao động, đầu tư nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

Ngoài ra, cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, theo ba phương châm: bao trùm - kịp thời - thiết thực, để công đoàn thực sự là mái ấm, chỗ dựa và là người bạn đồng hành với người lao động.

Cuối cùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn làm tốt hơn nữa công tác tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân, đặc biệt là quan tâm phát triển tổ chức Công đoàn tại cơ sở, phát triển đoàn viên; đầu tư cho công tác lý luận, tổng kết thực tiễn các vấn đề về giai cấp công nhân. Từ đó, tổng hợp những ý kiến đóng góp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước sớm tổng kết nghị quyết để ban hành nghị quyết mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng công nhân trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.