Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp Đà Nẵng
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp Đà Nẵng
(PLVN) - Ngày 25/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2024/NĐ-CP).

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 59/2024/NĐ-CP có một số điểm mới, đáng chú ý, tập trung vào 3 nhóm vấn đề. Bao gồm, nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; và nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

Cụ thể, đối với nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi 3 điều, bãi bỏ 3 điều, thay thế 3 Mẫu về xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách như quy định cụ thể, rõ ràng, hợp lý hơn về yêu cầu đánh giá tác động của chính sách; đơn giản hóa phương pháp đánh giá tác động của chính sách để tăng cường tính chủ động, linh hoạt của cơ quan lập đề nghị xây dựng VBQPPL; bãi bỏ một số quy định về đánh giá tác động của chính sách không khả thi hoặc đã được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL…

Đồng thời, Nghị định cũng sửa đổi một số quy định về lấy ý kiến đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPLtheo hướng quy định hợp lý hơn các đối tượng gửi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và trao quyền chủ động cho cơ quan lập đề nghị trong việc xác định cơ quan, tổ chức cần lấy ý kiến đảm bảo huy động trí tuệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP xác định rõ, đề nghị xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn có thể được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình soạn thảo mà phát sinh yêu cầu cần áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành VBQPPL để văn bản có hiệu lực ngay để xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn.

Ở nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi một số quy định như quy định trách nhiệm công bố danh mục nghị quyết của HĐND quy định chi tiết hết hiệu lực nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương trong việc công bố danh mục văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực.

Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác rà soát văn bản, Nghị định quy định rõ, định kỳ 3 năm, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát theo lĩnh vực, địa bàn quản lý và định kỳ 5 năm, Chính phủ xem xét, trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản.

Nghị định cũng bổ sung quy định về việc xử lý thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp cần phải thay thế, bãi bỏ thông tư liên tịch mà trước đây chưa có hướng dẫn, gây ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Quy rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì trong xây dựng, ban hành văn bản

Đặc biệt, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số điều để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định trong việc nghiên cứu hồ sơ dự thảo VBQPPL và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu của Luật Ban hành VBQPPL.

Cạnh đó, Nghị định sửa đổi để quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong việc cử thành viên tham gia Ban soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ; Tổ biên tập có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo VBQPPL trước cơ quan chủ trì soạn thảo; mối quan hệ giữa Ban soạn thảo, Tổ biên tập với cơ quan chủ trì soạn thảo.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành VBQPPL; quy định rõ cơ quan chủ trì lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL…

Với các quy định như trên, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP khi có hiệu lực sẽ góp phần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành VBQPPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính kịp thời trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; cũng như tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan và đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2024.

Tin cùng chuyên mục

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

(PLVN) -Dự thảo Nghị định 51 về giao dịch hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hoá đang được Bộ Công thương lấy ý kiến góp ý có những nội dung quy định ngoài phạm vi thẩm quyền được giao. Dự thảo Nghị định đặt ra nhiều Điều, khoản điều chỉnh khía cạnh tranh, chống độc quyền; sử dụng những từ ngữ, khái niệm phổ biến của Luật Cạnh tranh năm 2018, tạo cảm giác đây là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh, không phải là Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Tây Ninh cần gắn quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, đẩy mạnh kinh tế biên mậu”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 27/9, Đoàn công tác của Chính phủ do ông Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 3 tháng cuối năm 2024.

Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23: Hướng tới mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp “đúng, đủ, sạch, sống”

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Sáng 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Nguyễn Văn Bốn đồng chủ trì Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện:“Khắc tinh” của tội phạm và nỗ lực chặn đứng “cái chết trắng”

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an):
(PLVN) 35 năm lăn lộn trong lĩnh vực điều tra tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy, với Trung tướng Nguyễn Văn Viện, đó cũng là mối duyên...Như cánh chim không mỏi, anh vẫn ngày đêm bám trụ “mặt trận” đầy nóng bỏng, với ước mong đất nước sẽ không còn bị kiềm tỏa bởi những chiếc “vòi bạch tuộc” chết người.

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp
(PLVN) -Hôm nay 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp của ngành Tư pháp.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hợp tác với Đoàn luật sư Hà Nội tăng cường truyền thông pháp luật

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài PTTH Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố diễn ra thành công tốt đẹp.
(PLVN) - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội diễn ra chiều 26/9, tại trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố. Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội tham dự và chỉ đạo buổi lễ.

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm Trọng tài quốc tế PACC, mặc dù chưa có một văn bản chính thức nhưng Việt Nam đã có những quan tâm và những bước đi xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào cuộc sống. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm với các chuyên gia về vấn đề này.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: “Người mẹ pháp luật” của những trẻ em bị xâm hại

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ
(PLVN) -“Tôi và con gái nợ luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cả cuộc đời” - dòng tâm sự của một bà mẹ có con bị xâm hại gói trọn sự biết ơn, kính trọng đối với người nữ luật sư đã và đang dành rất nhiều thời gian, công sức theo đuổi pháp lý miễn phí cho những số phận trẻ em bị xâm hại, bạo hành.

Dự kiến, tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg vào ngày 27/9

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -Ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm việc với Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia về chuẩn bị Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (Chỉ thị 23).