Xã, huyện có “bảo kê” cho việc “xẻ thịt” hàng nghìn m2 đất?

Nhà hàng được dựng lên trên đất lán chiếm và đất nông nghiệp.
Nhà hàng được dựng lên trên đất lán chiếm và đất nông nghiệp.
(PLO) - Ngoài  việc để xảy ra tình trạng xâm chiếm đất hành lang bảo vệ cầu Thăng Long một cách tràn lan thì UBND xã Hải Bối, huyện Đông Anh còn làm ngơ cho việc xây dựng hàng loạt công trình nhà ở, nhà hàng trái phép trên đất nông nghiệp và đất lấn chiếm tại chân đê sông Hồng. Liệu có hay không việc chính quyền “bật đèn xanh” cho sự việc trên?
Tha hồ lấn chiếm
Một người dân bức xúc cho biết, trước đây chỉ có những hộ sống gần ven đê thì đổ đất cát lấn chiếm đất lưu không chân đê, sau đó những nhà có ruộng cũng đổ đất, san nền và bắt đầu trồng cây, một thời gian sau bắt đầu xây nhiều dãy nhà cấp 4 cho thuê. Nhà nào có nhiều thì chiếm nhiều rồi làm nhà cho thuê làm xưởng, của hàng, quán xá…Trong đó cũng không phải không có sự mua đi bán lại “ngấm ngầm” với nhau. Trước đây một năm, ở ven đê như một đại công trình xây dựng, nhà nào cũng tranh thủ tập kết VLXD để xây cho nhanh. Vậy mà có thấy nhà nào bị phạt đâu? Có phạt thì xong lại xây, cán bộ xã, huyện xuống xem xong rồi lại đi.
Những dãy nhà cấp 4 cho thuê được xây kiên cố trên đất lấn chiếm, mỗi nhà có vài dãy như thế này.
 Những dãy nhà cấp 4 cho thuê được xây kiên cố trên đất lấn chiếm, mỗi nhà có vài dãy như thế này. 

Quan sát thực tế, cả dải đất ven đê sông Hồng thuộc địa bàn xã Hải Bối đã bị lấn chiếm gần như hết đến tận sát đường chân đê như những gì người dân phản ánh. Các vi phạm chủ yếu là lấn chiếm, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất lưu không chân đê và nơi chưa có quy hoạch xây dựng. Những dãy nhà cấp 4 xây kiên cố chạy dài, những nhà hàng, nhà xưởng có diện tích lớn, ngang nhiên mọc lên san sát dưới những lùm cây xanh.
Nhà xưởng này dựng lên nhằm chiếm đất
 Nhà xưởng này dựng lên nhằm chiếm đất  
Nhiều trường hợp đổ đất phế thải, cát san nền lấp ao, hồ rồi xây dựng lấn chiếm. Các nhà ở đây đều được xây theo kiểu nhà cấp 4 kiên cố, một số nhà thì chỉ quay tôn làm thành nhà để ở. Ước tính diện tích các nhà xây dựng trái phép, lấn chiếm đất lưu không, ao hồ lên tới vài nghìn m2.
Ao, hồ cũng bị san lấp để xây nhà, dựng xưởng
 Ao, hồ cũng bị san lấp để xây nhà, dựng xưởng
Để biết rõ hơn về việc xây dựng trái phép và lấn chiếm ở đây, PV trong vai người đi thuê đất để làm xưởng sản xuất, một người dân sống gần ven đê bảo rằng, nếu thuê đất ở đây thì nên thuê lại các nhà đã dựng thành xưởng rồi, chứ bây giờ mà thuê đất để dựng xưởng thì không làm được đâu, đất ở đây đều là đất lấn chiếm, “nhảy dù” và đất nông nghiệp, không có giấy tờ gì cả, các chú là người lạ đến nếu dựng xưởng thì bị phá dỡ ngay. Ngày trước ao, hồ ở đây rộng lắm, giờ bị lấp mất hết rồi
Đất lấn chiếm đã được xây thành lô, nhà nào không xây nhà thì trồng cây
 Đất lấn chiếm đã được xây thành lô, nhà nào không xây nhà thì trồng cây
Tuy nhiên, vi phạm trên xảy ra hàng ngày bao năm nay, trước mặt và ngay cạnh chính quyền, nhưng chính quyền xã Hải Bối vẫn “nhắm mắt làm ngơ” không có động thái ngăn chặn? Thực tế trên cho thấy trách nhiệm, hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng của chính quyền còn buông lỏng. Buông lỏng ở việc không kịp thời phát hiện hoặc “cố tình” không phát hiện, né tránh, có biểu hiện bao che của một số cán bộ chính quyền... Ở đây, trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm gây thất thoát hàng nghìn m2 đất.
Nhà cấp 4 cho thuê, chủ yếu là xây trên đất lấn chiếm.
Nhà cấp 4 cho thuê, chủ yếu là xây trên đất lấn chiếm.

Rõ ràng đằng sau sự việc này có trách nhiệm của UBND xã Hải Bối để xảy ra sai phạm cũng như không kiên quyết trong việc xử lý sai phạm. Điều đáng nói, những dãy nhà cấp 4, những nhà hàng, nhà xưởng to như vậy xây trên đất lấn chiếm, đất nông nghiệp mà chính quyền không hề biết, mà để “lọt” qua được lỗ kim? Không chỉ một trường hợp hy hữu lấn chiếm đất công trên địa bàn xã, mà rất nhiều trường hợp vi phạm vẫn không được xử lý triệt để, gây bất bình trong dư luận nhân dân. Nhiều người dân ra đặt vấn đề phải chăng ai đó đang đứng sau cố tình “bật đèn xanh” cho việc lấn chiếm để rồi "hợp thức hóa" thành đất thổ cư nhằm trục lợi?

Chính quyền né tránh...
Trước việc xâm chiếm, lấn chiếm đất hành lang bảo vệ cầu Thăng long, đất lưu không chân đê, để xây dựng trái phép trái địa bàn xã Hải Bối, Đông Anh. PV đã liên lạc với UBND xã Hải Bối để tìm hiểu làm rõ vấn đề trên, nhưng ông Chủ tịch xã luôn nói là bận và bảo gặp Phó chủ tịch để làm việc. Tuy nhiên, trước những sự việc PV nêu, ông phó chủ tịch không trả lời và nói chờ xin ý kiến chủ tịch.

PV xin đặt lịch với chủ tịch UBND về nội dung trên, và được ông phó chủ tịch nói sẽ báo cáo và hẹn 30/7 sẽ làm việc với chủ tịch UBND. Tuy nhiên, trước ngày 30/7, PV có gọi cho ông chủ tịch về buổi làm việc thì ông chủ tịch nói rằng không biết nhưng cũng đồng ý để hôm sau làm việc. Tuy nhiên, hôm sau PV đến UBND xã Hải Bối gặp ông chủ tịch để làm việc thì ông nói: Tôi đang bận, nói xong ông chủ tịch đi ra và lên xe ô tô 7 chỗ, nổ máy phóng đi.

Trước việc UBND xã Hải Bối cố tình né tránh làm việc với báo chí về việc sai phạm trên địa bàn. Ngày 31/7,  PV đã đến UBND huyện Đông Anh để gặp các cơ quan chức năng trả lời về những việc trên. Nhưng các lãnh đạo huyện cũng như lãnh đạo phòng ban đều bận, ông Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh yêu cầu ghi lại nội dung làm việc và số điện thoại của PV, để ông sắp xếp lịch làm việc với lãnh đạo huyện. Do chờ đợi sự “sắp xếp” lịch làm việc của ông Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh quá lâu, PV có liên lạc lại và nhận được câu trả lời từ ông Chánh văn phòng: “Có gì anh thông tin nhé”. Từ đó đến nay im lặng.

Vậy việc cố tình né tránh trả lời của UBND xã Hải Bối và sự im lặng khó hiểu của UBND huyện Đông Anh trước việc để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trên địa bàn là gì? Phải chăng cố tình im lặng, né tránh của cả UBND xã và huyện là sự né tránh trách nhiệm, bao che, “tiếp tay” cho những vi phạm mà báo PLVN đã phản ánh?

Đọc thêm

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024
(PLVN) - Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa ban hành quyết định về việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp.

Cục Đăng kiểm yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống tiêu cực tại các Trung tâm Đăng kiểm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua nhận được một số phản ánh về việc một số đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên nghiệp vụ một số TTĐK gợi ý, xin tiền bồi dưỡng của chủ xe khi đưa phương tiện đến kiểm định; gợi ý chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm, hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian không đúng quy định. Nếu chủ xe không mua thì gây khó dễ bằng cách kéo dài thời gian trả kết quả kiểm định.

Lưu ý các quy định cần thực hiện nghiêm để không xảy ra tai nạn trên đường Hà Nội

Nhường đường cho người đi bộ khi chuyển hướng phương tiện.
(PLVN) - Chuyển hướng xe, sang đường là việc làm khá thường xuyên mỗi khi tham gia giao thông, nhưng không ít trường hợp người điều khiển phương tiện không thực hiện đúng quy định, dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Để bảo đảm an toàn, Công an TP Hà Nội lưu ý người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định.