Ngang nhiên lấn chiếm khuôn viên di tích làm nhà ở
Chùa Thanh Nhàn
(PLO) - Nhiều người dân phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) rất bức xúc khi chứng kiến cảnh đất chùa bị lấn chiếm từng ngày, xuống cấp trầm trọng, trong khi đó chính quyền lại chậm xử lý.
Chùa Thanh Nhàn (số 68, ngõ 318 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội) được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989. Chùa Thanh Nhàn là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê, với diện tích rộng gần 5.000m2, nhưng đến nay di tích này bị xâm phạm nghiêm trọng khiến không ít người dân và phật tử bức xúc.
Sư thầy Thích Đàm Nguyên, trụ trì chùa Thanh Nhàn cho biết: “Hiện tại có 22 hộ dân sống trên đất nhà chùa, 13 hộ dân sống sát với nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, các hộ còn lại thì xây nhà bao quanh khu vực 1 (là khu vực bảo vệ gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng, theo điều 32 Luật Di sản văn hóa năm 2001 - PV). Tôi cùng các phật tử đã nhiều lần làm đơn, đến gặp trực tiếp lãnh đạo phường Ô Chợ Dừa, lãnh đạo quận Đống Đa. Cấp nào cũng hứa sẽ cho người về chùa xem xét tình hình và hứa giải quyết sớm. Nhưng chờ mòn mỏi gần chục năm nay vẫn không được giải quyết. Tôi giữ đất nhà chùa không phải là giữ cho tôi, mà giữ cho di sản lịch sử của Nhà nước”.
Theo ghi nhận của PV tại chùa Thanh Nhàn chiều ngày 7/6, nhiều ngôi nhà kiên cố, tạm bợ tồn tại ngay trong khu vực 1. Không dừng lại ở đó, nhiều hộ còn ngang nhiên xây dựng nhà và sinh hoạt ngay tại đây sát với nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, như hộ nhà ông Tài, bà Bình, bà Hương, và nhiều hộ khác.
Hiện nhà thờ Mẫu của chùa đã hư hỏng, mái ngói sắp sập từ mấy năm nay nhưng các phật tử cùng nhà chùa không dám tu sửa. Vì sửa nhà thờ Mẫu sẽ làm đổ nhà dân trong chùa. Bà Nguyễn Thị Thanh Đà, một phật tử cho biết: “Bốn năm nay, nhà thờ Mẫu của chùa không dám mở cửa vì mái ngói và cột gỗ đã mục nát, có thể sập bất cứ lúc nào. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày mùng 5/6 trời đổ mưa, trong chùa ướt như ngoài sân. Năm 2013, sư thầy Thích Đàm Nguyên đã xin phép UBND phường được lợp mái tôn lên trên mái ngói chùa để che mưa nắng, nhưng cũng không tránh được là bao”.
Để đảm bảo tính mạng cho người dân và bảo tồn di sản văn hóa của nhà nước. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều gian thờ chùa Thanh Nhàn có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Các phật tử phường Ô Chợ Dừa khẩn thiết cầu cứu các cấp, ngành quan tâm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất chùa của các hộ dân để các hộ dân sống trong đất chùa được di chuyển ra ngoài. Trả lại cảnh quan cho chùa trả lại nơi thờ cúng sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Dưới đây là những hình ảnh PLVN ghi nhận tại chùa Thanh Nhàn:
Các cột đỡ, chống đã bị mục nát.
Các phật tử phải dùng các cột chống để không bị sập mái.
Các cột chống làm mất mỹ quan trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu.
Sau những trận mưa thì tường bị mốc xanh mốc đỏ.
"Mái ngói đã bị mục nát, rơi xuống rất nguy hiểm. Nhà chùa đã phải lợp tôn để tránh mưa nắng nhưng cũng không ăn thua" .Thầy Nguyên bức xúc.
Gia đình nhà ông Tài xây dựng sát nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu.
Các hộ gia đình: ông Thanh, ông Sơn, ông Hà, bà Bình cũng xây dựng sát với nhà thờ Mẫu.
Nhà bà Nga, bà Hương thì xây dựng sát với nhà ở của trụ trì Thích Đàm Nguyên.
(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....
(PLO) - Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, nhất là vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, ở nước ta thời gian gần đây có diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội.
(PLO) - Nhân viên bảo vệ "tố" Phó giám đốc ký giấy xác nhận thanh lý nội bộ lô hàng sắt, máy biến áp 220W với giá 1,2 tỷ đồng, "khổ chủ" khẳng định không ký giấy và nhận tiền. Đâu mới là sự thật?
(PLO) - Việc Tou Prong Nai Thương (40 tuổi, trú tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới trên 17,2 tỷ đồng làm rúng động cộng đồng Churu tại địa phương. Liệu Nai Thương có bị “ngậm quả đắng” trong vụ án này?
(PLO) - Những hình ảnh ngập tràn trên trang mạng xã hội facebook về “con đường đến trường” của các cô giáo và nhân dân xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn) khiến ai nấy cũng phải “rùng mình”. Pháp luật Việt Nam đã có mặt ghi nhận những khó khăn, vất vả của nhân dân nơi đây, với chung một khát khao có con đường sạch sẽ.
(PLO) - Đấu giá trúng 12 lô đất do Nhà nước quy hoạch làm khu dân cư nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Châu (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) ngang nhiên xây dựng nhà kho sử dụng vào mục đích chứa nông sản.
(PLO) - “Gia đình bà Trần Thị Ngượi (SN 1955) không thống nhất việc đóng góp vào quỹ xây dựng nghĩa trang nhân dân thôn Đông Cao, chúng tôi đã hoàn trả lại số tiền 30 triệu đồng”, ông Nguyễn Duy Hoa, Trưởng thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết.
(PLO) - “Nghi án” ngoại tình liên quan đến PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing đang trong quá trình xác minh làm rõ thì người tố cáo bất ngờ “chộp” được hình ảnh người được giao nhiệm vụ làm rõ vụ này đang tay trong tay, song ca cùng Hiệu trưởng Hậu tại một cuộc tiệc tùng khá rôm rả.
(PLO) - Hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, trong đó thiệt hại liên quan đến các dự án đang xây dựng. Đáng nói là dù một số công trình đã được mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại xảy ra lại không được bồi thường bởi chủ đầu tư không tuân thủ các điều khoản nêu trong hợp đồng khiến Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép.
(PLO) - Sau khi được Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới phẫu thuật u nang buồng trứng, nạn nhân đã thêm một lần nữa phải lên bàn mổ bởi những cơn đau bụng dữ dội. cùng ngày, bệnh nhân tử vong bởi chứng hoại tử ruột.
(PLO) - Mặc dù các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Giao thông (TTGT) thường xuyên kiểm tra nhưng không hiểu sao các “bến xe dù” vẫn ung dung tồn tại, hoạt động một cách công khai, ngang nhiên đón, trả khách cả ngày lẫn đêm.
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.
(PLO) - UBND quận Tây Hồ khẳng định sai phạm ở bãi đá sông Hồng sai đến đâu xử lý đến đấy. Nhưng sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều năm trời. Có lẽ bãi đá sông Hồng sẽ còn rất lâu nữa mới được "tự do" khi mà chính quyền địa phương cũng đã bó tay gần chục năm trời.
(PLO) - Đang có nhiều dấu hiệu bất thường tại Gói thầu số 13 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn qua Quảng Bình khi có nghi vấn rằng, nhà thầu thi công đoạn tuyến này - Cty CP Tập đoàn Phúc Lộc có một số biểu hiện gần với việc bán thầu.
(PLO) -Sau một cú va chạm giao thông, ông Trần Đình Toan đã khiến vài cán bộ cảnh sát giao thông mất việc. Cũng từ đây, cuộc đời ông bước vào cung đường lận đận, oan ức.
(PLO) - Tận dụng mối quan hệ quen biết lâu năm với các tiểu thương chợ Đông Ba và nhiều đại gia ở TP.Huế, chủ hụi Đoàn Thị Mai Trâm (SN 1968, ở 297 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) đã “hốt” hơn 20 tỉ đồng của các “con hụi” rồi lên máy bay bỏ trốn cùng chồng con.
(PLO) - Kết luận thanh tra năm 2013 vừa “ráo mực” thì xuất hiện “nghi án” mới: hàng ngàn mét vuông đất từng bị thu hồi để “làm đường” đã trở thành đất “lưu không” rồi được giao cho chủ mới. Việc thu hồi đất, giao đất lòng vòng trên khiến người dân ở đây nghi ngờ họ đã bị GPMB một cách oan uổng ở diện tích nằm ngoài phạm vi làm đường?
(PLO) - “Sổ đỏ” cấp chồng lên “sổ đỏ” làm nảy sinh đất thuộc diện tranh chấp. Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì UBND huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai) lại cấp giấy phép xây dựng trên diện tích đất đang tranh chấp khiến người dân khiếu kiện.
(PLO) - Cả 4 cha con dùng hung khí vây đánh hai vợ chồng nạn nhân, trong đó một người có bệnh tim một cách dã man. Vụ việc khiến dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Nhưng khó hiểu là đã 3 tháng trôi qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Thốt Nốt là đơn vị thụ lý điều tra vụ việc vẫn nói “từ từ giải quyết” còn những kẻ côn đồ thì mặc nhiên nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật(?).
(PLO) -Trong khi người dân xã Đường Lâm đang cùng nhau đấu tranh bảo vệ ngôi làng cổ của mình thì lại có một số người lạ mặt tự ý đưa máy xúc, máy ủi tới đòi san lấp phần ao làng ( Ao Còm).
(PLO) - Rất nhiều cơ quan ban ngành vào cuộc, nhưng sau gần 1 thập kỷ, tất cả đều bó tay với các vi phạm nghiêm trọng trong khu vực hành lang thoát lũ tại bãi đá sông Hồng. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Do các cơ quan chức năng chưa sâu sát hay có sự “bảo kê” cho sai phạm?