WB5: Chưa ai bị mất việc vì tiến độ… “rùa”

Công trình âu tàu Rạch Chanh - một “điểm nóng” về tiến độ của Dự án WB5
Công trình âu tàu Rạch Chanh - một “điểm nóng” về tiến độ của Dự án WB5
(PLO) - Trong chuyến thực địa mới đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định Dự án Hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (WB5) “lụt” tiến độ là do năng lực thi công, năng lực tài chính của nhà thầu yếu; Ban Quản lý các dự án đường thủy chưa quyết liệt chỉ đạo, công tác giải phóng mặt bằng chậm…
Không “trị” được nhà thầu
Như PLVN đã đăng tải, Dự án WB5 đang trong tình thế hết sức cấp bách khi hiệp định vay vốn của Ngân hàng Thế giới sắp đóng nhưng trên hiện trường, dự án vẫn còn dang dở. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã liên tục bay vào, bay ra để hối thúc tiến độ nhưng khối lượng thi công có nơi gần như không chuyển biến. 
Thống kê đến cuối tháng 9/2015, có tới 6 gói thầu bị chậm. Điển hình ở công trình âu Rạch Chanh do TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thi công nhiều lần không hoàn thành các mốc tiến độ do chủ đầu tư đề ra. 
Theo đó, nhà thầu này từng cam kết ngày 31/7/2015 sẽ cho tập kết đủ vật tư thiết bị (hệ thống xi lanh) tại chân công trình để lắp đặt, nhưng sau đó lại “cao su” đến cuối tháng 8, và mới đây theo đại diện chủ đầu tư thì phải đến cuối tháng 10/2015 vật tư mới được máy bay vận tải đưa về nước, trong khi ngày 31/12/2015 hiệp định vay vốn sẽ hết hạn. 
Trước thực tế đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông làm văn bản cảnh cáo nhà thầu, thậm chí “đe” sẽ cấm thầu 2 năm các công trình giao thông trên toàn quốc đối với PVC, nhưng xem ra vẫn không mấy tác dụng? 
Theo quan sát, cũng là công trình, dự án trọng điểm nhưng ở nơi khác, nếu nhà thầu chỉ một vài lần chậm tiến độ, ngay lập tức sẽ bị mất việc hoặc bị cắt giảm, điều chuyển khối lượng cho đơn vị khác thi công, nhưng trường hợp này không hiểu sao Bộ GTVT vẫn chưa mạnh tay với PVC? 
Trách nhiệm đại diện chủ đầu tư đến đâu?
Trong một thông báo phát đi hôm 21/9, Văn phòng Bộ GTVT cho hay, WB5 có nguy cơ “lụt” tiến độ chủ yếu do: “Năng lực thi công, năng lực tài chính của nhà thầu yếu; Ban Quản lý các dự án đường thủy chưa quyết liệt chỉ đạo, công tác giải phóng mặt bằng chậm...”. 
Thứ trưởng Thể, người trực tiếp chỉ đạo dự án này từng tuyên bố nếu tiến độ không cải thiện, các tồn tại vướng mắc của dự án nếu không được giải quyết, Bộ GTVT sẽ chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ của đại diện chủ đầu tư - Ban Quản lý các dự án đường thủy.
Liên quan đến WB5, nguồn tin của PLVN cho hay, đến thời điểm này, gói thầu NW-14 xây dựng âu Rạch Chanh vẫn chưa hoàn thành do đến cuối tháng 10 này mới có đủ thiết bị. Riêng gói thầu NW-18 (thi công cầu Chợ Đệm) trên địa bàn TP.HCM, đến nay khối lượng thực hiện cũng mới đạt 34% giá trị hợp đồng (tương đương 68% giá trị đơn nguyên trái), chậm 45 ngày so với tiến độ của dự án, cụ thể: lắp đặt dầm chậm 10 ngày; chưa hoàn thành công tác ép cọc thử để triển khai sản xuất cọc đại trà. 
Thực tế này buộc đơn vị tham mưu của Bộ GTVT phải đề nghị đại diện chủ đầu tư báo cáo gấp tiến độ thi công chi tiết, nguồn lực thực hiện (thiết bị, nhân sự, vật liệu, kế hoạch tài chính phục vụ điều hành công trường) và biện pháp thi công cho các hạng mục thuộc gói thầu này…
Thế nhưng, mới đây, trả lời phỏng vấn của PLVN, Tổng Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy Lê Huy Thăng chỉ thừa nhận tiến độ  WB5 chỉ “rùa bò” vào thời điểm cuối năm 2014, còn hiện tại ông Thăng  vẫn “lạc quan” rằng: “Công tác thi công đang nằm trong tầm kiểm soát”. 
Trả lời nói trên của đại diện chủ đầu tư liệu có mâu thuẫn so với thực tế đang diễn ra trên công trường, nhất là tại hai “điểm nóng” về tiến độ - gói thầu NW-18 và NW-14 mà chúng tôi từng đề cập(?).
Dự án WB5 có tổng mức đầu tư hơn 312 triệu USD, với 4 hợp phần. Trong đó, hợp phần B do Ban Quản lý các dự án đường thủy thực hiện, với nhiệm vụ nâng cấp hành lang đường thủy số 2 (xuyên Đồng bằng sông Cửu Long) và hành lang số 3 (ven biển phía Nam), bao gồm đầu tư cho các tuyến hành lang đường thủy chính để nâng cấp đường theo tiêu chuẩn kênh cấp III và tăng thêm khả năng kết nối của mạng lưới kênh.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.