Vụ xã tự ý thu hồi đất của dân: UBND tỉnh Hà Nam “tiền hậu bất nhất”?

(PLO) - Mặc dù các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Hà Nam đã xác định, UBND xã Liêm Sơn rút ruộng của các hộ dân là vi phạm Luật Đất đai và đề nghị xã này trả lại diện tích đất nông nghiệp cho các hộ dân. Thế nhưng, hơn 10 năm nay các hộ dân trú tại thôn Nghè, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vẫn “mòn mỏi” chờ đợi nhận lại quyền sử dụng đất.
Ông Phạm Ngọc Viễn phản ánh sự việc với phóng viên
Ông Phạm Ngọc Viễn phản ánh sự việc với phóng viên

Tự ý thu hồi đất của người dân

Như Báo PLVN đã đăng tải, ông Phạm Ngọc Viễn (trú tại thôn Nghè, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đại diện cho 9 hộ dân thôn Nghè bị thu hồi đất cho biết, trước năm 1993 ông cùng 8 công dân khác của thôn là công nhân viên chức về nghỉ mất sức tại địa phương theo quy định của Nhà nước. 

Năm 1993, xã Liêm Sơn thực hiện phương án giao ruộng cho các đối tượng là khẩu nông nghiệp. Thời điểm đó, ngoài phần đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn (đất khẩu) hộ ông Viễn cùng 8 hộ nghỉ mất sức đã nộp cho HTX nông nghiệp Bắc Sơn, xã Liêm Sơn mỗi sào 70 ngàn đồng để nhận thêm đất  sản xuất nông nghiệp. Không những thế, các hộ này đã nộp đầy đủ tiền theo mức giá quy định của HTX và được cấp phiếu thu với nội dung “Góp tiền quỹ ruộng đất”.

Theo ông Viễn, năm 1998, cả phần đất theo tiêu chuẩn và phần đất nộp tiền để nhận thêm từ HTX nông nghiệp Bắc Sơn được UBND huyện Thanh Liêm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ đỏ). Năm 2001, thực hiện việc dồn đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, toàn bộ diện tích nông nghiệp nộp thêm tiền của ông Viễn và 8 hộ dân thôn Nghè bị UBND xã Liêm Sơn thu hồi.

Tuy nhiên mãi đến năm 2013, ông Viễn và các hộ dân mới “phát hiện” khi các hộ dân ở các thôn bên cạnh cũng nghỉ chế độ, có nguồn gốc đất và nộp khoản tiền như ông Viễn và 8 hộ dân khác để nhận thêm đất sản xuất lại không bị thu hồi. Bức xúc vì bị thu hồi đất không công bằng, các hộ dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền. 

Vi phạm Luật Đất đai

Trước phản ánh của các hộ dân, UBND tỉnh Hà Nam đã giao Sở TN&MT kiểm tra, báo cáo về nội dung khiếu nại. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, ngày 15/9/2015 Sở TN&MT đã mời Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, UBND huyện Thanh Liêm, UBND xã Liêm Sơn họp để thống nhất phương án xử lý.

Ngày 20/10/2015, Sở TN&MT tỉnh Hà Nam có Báo cáo số 177/BC-STN-MT về việc thống nhất phương án giải quyết đơn của ông Phạm Ngọc Viễn, trong đó Sở Tư pháp Hà Nam nêu quan điểm: “Đây không phải là “giao lại ruộng” cho các hộ mà phải dùng cụm từ “trả lại ruộng” cho các hộ dân vì các hộ đã được UBND huyện cấp sổ đỏ năm 1998; năm 2001 UBND xã Liêm Sơn rút ruộng của các hộ bản chất là thu hồi đất như vậy vi phạm Điều 28 Luật Đất đai năm 1993”. 

Cùng với đó, tại phần kết quả thống nhất việc giải quyết đơn của 9 hộ dân nêu trong báo cáo, Sở TN&MT đã đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo: “Để chấm dứt đối với 9 công dân thôn Nghè đang có đơn, đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND xã Liêm Sơn trả lại diện tích đất nông nghiệp cho 9 hộ dân đang có đơn do bị rút ruộng khi xã Liêm Sơn thực hiện Chỉ thị 15/CT-TU ngày 4/5/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam”. 

Không dừng lại ở đó, ngày 25/2/2016 Thanh tra tỉnh Hà Nam cũng đã có Báo cáo số 21/BC-TTr về việc khiếu nại của ông Viễn. Tại phần kiến nghị, Thanh tra tỉnh Hà Nam cũng đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Thanh Liêm kiểm tra, rà soát lại diện tích đã rút của 93 khẩu, đồng thời kiểm tra lại quỹ đất của xã Liêm Sơn hiện có, xây dựng phương án trả lại diện tích đã rút không đúng của các hộ, báo cáo UBND tỉnh. 

“Tiền hậu bất nhất”?

Niềm vui của các hộ dân nhanh chóng bị dập tắt khi ngày 19/4/2016, UBND tỉnh Hà Nam lại ra Thông báo số 28/TB-UBND “Về việc chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại và việc xem xét giải quyết các kiến nghị của ông Phạm Ngọc Viễn và một số công dân xã Liêm Sơn”.

Theo thông báo này, phần đất mà các hộ góp tiền để nhận thêm là ruộng mượn, số tiền các hộ đã góp 70 ngàn/sào không phải là tiền mua đất mà là tiền để chi cho việc làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Thông báo cũng khẳng định, năm 1997, UBND xã Liêm Sơn xác nhận vào đơn đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ và trình UBND Thanh Liêm cấp sổ đỏ năm 1998 có cả phần diện tích mượn năm 1993 là không đúng với quy định tại Mục 2, bước thứ hai, phần thứ hai của Hướng dẫn ngày 1/6/1992 của Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định 115/QĐ-UB ngày 15/2/1992 của UBND tỉnh Hà Nam Ninh. 

Bên cạnh đó, việc UBND xã thực hiện rút ruộng của các hộ dân đã được cấp sổ đỏ không theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trách nhiệm thuộc về UBND xã Liêm Sơn thời kỳ 1995 – 2005 và các cán bộ có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm. Thông báo này cũng chỉ ra rằng, UBND huyện Thanh Liêm có trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm UBND xã Liêm Sơn thời kỳ 1995-2000 về việc đề nghị cấp sổ đỏ không đúng đối tượng, quy định của pháp luật về việc rút ruộng không thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và các cán bộ có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 10/5/2016. 

Liên quan đến việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cán bộ liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, trao đổi với phóng viên Báo PLVN, ông Lê Hải Đăng - Chủ tịch UBND xã Liêm Sơn cho biết: “Giờ các ông đã nghỉ hưu hết rồi, có người còn chết rồi thì lấy ai mà kiểm điểm. Việc thu hồi đất của ông Viễn và các hộ dân là đúng, tuy nhiên sai sót ở đây là thực hiện không đúng các quy định, thủ tục của pháp luật”.

Tuy nhiên, ông Viễn cho biết: “Chủ trương của Chỉ thị 15CT-TU ngày 4/5/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam là “chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”, không chia lại mà chỉ dồn đổi để mỗi hộ không quá 05 thửa đất nông nghiệp căn cứ vào diện tích đã được giao chia năm 1993 chứ không phải cân đối lại diện tích đã chia cho các hộ. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam là “tiền hậu bất nhất”. 

Đọc thêm

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.