Vỏ sò làm hải quan, doanh nghiệp... đau đầu

Chưa biết vỏ sò có được tiếp tục cho phép nhập khẩu hay không?
Chưa biết vỏ sò có được tiếp tục cho phép nhập khẩu hay không?
(PLO) - Cùng một chiếc vỏ sò nhưng văn bản này thì cho là phế liệu được phép nhập khẩu, còn văn bản khác lại không khiến doanh nghiệp và hải quan địa phương không biết xử trí ra sao.
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cho hay đang gặp “vướng mắc lớn” về chính sách, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, hiện các doanh nghiệp đang thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/01/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), theo đó mặt hàng vỏ sò được coi là phế liệu và được nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất. 
Tuy nhiên, theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 thì không thấy mặt hàng trên trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Vấn đề là Quyết định 73 cũng không thấy đề cập có thay thế toàn bộ Thông tư số 01 của Bộ TN&MT hay không, và như vậy cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan cũng lúng túng không biết làm thế nào, được tiếp tục nhập khẩu hay buộc phải ngừng?
“Vấn đề vỏ sò” vốn được ông Nông Văn Hiệp - chủ cơ sở sản xuất nút áo xuất khẩu 9999 (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đặt ra từ cuối năm ngoái. Theo ông Hiệp thì Thông tư 01/2013/TT-BTNMT đã gây khó cho doanh nghiệp, bởi việc đưa vỏ sò, vỏ ốc vào danh mục phế liệu làm giảm giá trị của sản phẩm khi doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Hiệp cho rằng vỏ sò, vỏ ốc nhập khẩu không phải là phế liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng, thu gom rồi xuất sang Việt Nam, mà là sản phẩm của cả một quy trình sản xuất và xử lý của các doanh nghiệp nước ngoài trước khi xuất khẩu. 
“Khi mua nguyên liệu vỏ sò, vỏ ốc thì doanh nghiệp phải mua với giá tính cho sản phẩm, hàng hóa. Còn khi xuất khẩu thành phẩm từ vỏ sò, ốc thì lại bị khách hàng “ép giá” do hàng có nguồn gốc từ phế liệu. Thực tế cho thấy các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới không hề muốn sản phẩm của mình có chi tiết nào làm từ phế liệu” – chủ doanh nghiệp cho biết. 
Không chỉ bị khách hàng ép giá, việc coi vỏ sò, vỏ ốc là phế liệu còn làm phát sinh nhiều thủ tục khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian. Vì thế, để gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, ông Hiệp đề nghị cơ quan chức năng không nên xếp vỏ sò chung với các loại phế liệu khác.
Đến ngày 19/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 73, theo đó mặt hàng vỏ sò, vỏ ốc (mã HS 05080020) không nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Các doanh nghiệp như ông Hiệp thở phào, tưởng rằng khó khăn đã được tháo gỡ. Thế nhưng từ thời điểm 5/2/2015 (khi Quyết định này có hiệu lực) đến này lại phát sinh những vướng mắc mới như đã nêu trên.
Liên quan đến vấn đề này, từ năm 2007, tại Công văn số 1371/BVMT, Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ TN&MT) từng hướng dẫn: “Nếu vỏ sò, vỏ ốc là sản phẩm của một quy trình công nghệ sản xuất ở nước ngoài, đã chế biến sạch, đảm bảo không còn các tạp chất (đặc biệt là các tạp chất hữu cơ) với mục đích để làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất như mỹ nghệ, may mặc… thì được coi là hàng hoá, không phải là phế liệu. Việc nhập khẩu sẽ được tiến hành theo quy định về nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất”.
Như vậy, trường hợp mặt hàng vỏ sò, vỏ ốc đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì được coi là sản phẩm hàng hoá, không coi là phế liệu và được phép nhập khẩu như nguyên liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất thông thường, đúng như quan điểm của ông Hiệp và các doanh nghiệp nhập khẩu. 
Tuy nhiên, Điều 16 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định: “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác”. 
Căn cứ điều luật này thì mặt hàng vỏ sò, vỏ ốc lại có vẻ như hội đủ các “dấu hiệu cấu thành” phế liệu: là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. 
Như vậy, mặt hàng này là phế liệu hay nguyên liệu, được nhập khẩu hay không được nhập khẩu, các câu hỏi này vẫn chưa được trả lời. Từ câu chuyện chiếc vỏ sò rất nhỏ lại gợi mở ra vấn đề không hề nhỏ về sự đồng bộ trong xây dựng và ban hành pháp luật.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.