Vợ kiện vì chồng mất khả năng đàn ông, là thẩm phán, em sẽ làm gì?

Các thí sinh đội Nghi xuân và huấn luyện viên Nguyễn Thị Long đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi
Các thí sinh đội Nghi xuân và huấn luyện viên Nguyễn Thị Long đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi
(PLO) - Câu hỏi tưởng như có tính chất đùa vui này của một thành viên Ban Giám khảo đã được các thí sinh nhiệt tình trả lời, khán giả nhiệt tình ủng hộ. Bởi hàm chứa trong câu hỏi đó là một trong những quy định rất mới của pháp luật dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2015 nói riêng. Và cũng vì thế mà đêm chung kết “Civil Law Debate” diễn ra ở Đại học Luật Hà Nội tối 24/10 đã thực sự thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người

Trong khuôn khổ của của “Tuần lễ pháp luật dân sự” và hưởng ứng Ngày Pháp luật 9/11 tới đây, Khoa Pháp luật Dân sự - ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức “Civil Law Debate” là một cuộc thi về học thuật trong lĩnh vực dân sự cho sinh viên Đại học Luật nói riêng và sinh viên ngành luật nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tìm hiểu về những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 sẽ có hiệu lực trong năm 2017 tới đây.

Ngay từ khi phát động, cuộc thi đã được sự quan tâm hưởng ứng của 8 cơ sở đào tạo luật và 112 nhóm đội ghi danh tham gia. Qua các vòng sơ tuyển, 4 đội thi thông minh bao gồm Chung Sức, Hợi Con 129, Nghi Xuân và FLU đã bước vào vòng chung kết với sự hướng dẫn nhiệt tình của 4 vị huấn luyện viên – giảng viên.

Tại đêm chung kết, các thí sinh của 4 đội thi tham gia các phần thi: Nhập cuộc; Tương tác trực tiếp với Ban giám khảo; Tranh luận – đối đầu và phần thi phụ. Với những ai đam mê pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân sự, thì đây là những phần thi vô cùng hấp dẫn bởi nó cung cấp một khối lượng lớn kiến thức cũng như thực tiễn áp dụng kiến thức đó trong cuộc sống, vì dân sự là ngành luật có liên quan trực tiếp nhất đến đời sống hàng ngày của mọi người.

Mở đầu phần thi Tương tác trực tiếp với Ban giám khảo, đội Hợi con 129 bốc trúng câu hỏi tưởng như rất “khó nhằn” với sinh viên là “Quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi không có luật áp dụng”. Sở dĩ nói đây là câu hỏi khó vì quy định này rất mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện bước tiến lớn trong tiến trình cải cách tư pháp cũng như nhằm đảm bảo lẽ công bằng, công lý. Đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức thực tiễn chưa nhiều thì việc giải thích quy định mới này không dễ dàng gì.

Tuy nhiên các thí sinh của đội Hợi con 129 đã làm các thành viên Ban giám khảo ngạc nhiên khi dõng dạc đề cập đến công cuộc cải cách tư pháp; chức năng nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, công lý, lẽ công bằng của tòa án; việc Việt Nam tham gia các công ước về quyền con người và trách nhiệm nội luật hóa công ước… để trả lời câu hỏi. Án lệ cũng là vấn đề được các thầy trò rất quan tâm đề cập, phân tích bởi lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã cho phép sử dụng án lệ khi xét xử và Tòa án nhân dân tối cao đã công bố rộng rãi các án lệ được lựa chọn.

Ban giám khảo của “Civil Law Debate” bao gồm những gương mặt rất nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo và thực hành luật như: PGS.TS Trần Thị Huệ; PGS.TS. Phạm Văn Tuyết; PGS.TS Bùi Đăng Hiếu; TS. Vương Thanh Thúy; TS. Vũ Thị Hồng Yến; TS. Nguyễn Minh Tuấn; ông Phan Quốc Thắng - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng.

Vì thế việc Ban giám khảo đưa ra những câu hỏi hóc búa đòi hỏi thí sinh phải vận dụng cả kiến thức pháp luật lẫn thực tiễn để trả lời cũng không có gì khó hiểu. Câu hỏi “Vợ kiện vì chồng mất khả năng đàn ông, là thẩm phán em sẽ làm gì?” của PGS.TS Bùi Đăng Hiếu - Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo là một câu hỏi như thế. Để trả lời được câu hỏi này, không những phải am hiểu về quy địnhtòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi không có luật áp dụng, mà  còn phải hiểu về pháp luật hôn nhân, gia đình cũng như kiến thức thực tiễn xét xử, hòa giải. Và các thi sinh đã làm người đặt câu hỏi hài lòng.

Các thí sinh hào hứng tham gia hội thi
Các thí sinh hào hứng tham gia hội thi 

Cao trào của đên chung kết “Civil Law Debate” là phần thi Tranh luận – đối đầu giữa từng cặp đội với nhau đóng vai luật sư nguyên đơn và bị đơn tại một phiên tòa giả định giải quyết một vụ việc có thật đã xảy ra trong thực tế. Ở phần thi này bản lĩnh của các thí sinh đã bộ lộ rõ nhất, cho thấy chất lượng đào tạo kiến thức cũng như kỹ năng của các cơ sở đào tạo luật nói chung và của ĐH Luật Hà Nội nói riêng đã được nâng lên rõ rệt.

Kết thúc đêm chung kết, giải Nhất được trao cho đội Nghi Xuân của cô giáo Nguyễn Thị Long, giải Nhì là đội FLU bao gồm các sinh viên đến từ Đại học Ngoại Thương và Đại học Luật Hà Nội, đồng giải Ba là hai đội Chung sức và Hợi con 129. Mọi cuộc thi đều có người thắng người thua và “Civil Law Debate” cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, điều lớn nhất mà cuộc thi đạt được đó là tình thân, tình đoàn kết, nhiệt tình học tập giữa các thí sinh, giảng viên.

Đúng như lời nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - Trưởng Khoa Pháp luật Dân sự: “Cuộc thi đã góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết của sinh viên, giảng viên các cơ sở đào tạo luật, cũng như thúc đẩy tinh thần học tập, nghiên cứu pháp luật của thầy và trò”.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.