Viện Pháp y Quốc gia vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Các thế hệ lãnh đạo Viện đón nhận Bằng khen của Chính phủ
Các thế hệ lãnh đạo Viện đón nhận Bằng khen của Chính phủ
(PLO) - Bất kỳ ai quan tâm đến hoạt động giám định pháp y và những kỳ án đều biết đến kỳ án “cha ngoại” ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Kết quả giám định chính xác của Viện Pháp y Quốc gia vào tháng 10/2009 đã góp phần sáng tỏ vụ án mà được nhiều người gọi là “xổ số ADN ” sau một chuỗi 5 lần giám định với các kết quả trái ngược và 6 lần xét xử…
Công lý trở về từ kết quả giám định
Tháng 5/1998, cô bé 15 tuổi Nguyễn Thị Minh Hiếu nói với người thân về việc mình có thai. Cô bé còn chỉ rõ cha của đứa trẻ trong bụng cô là người hàng xóm Nguyễn Thành Trung, khi đó 20 tuổi. Ông Nguyễn Văn Tho (SN 1962), cha ruột của Hiếu làm đơn tố cáo Trung đã hiếp dâm con gái ông dẫn đến mang thai. 
Những tưởng vụ việc sẽ kết thúc khi Nguyễn Thành Trung bị bắt nhưng nào ngờ cũng thời điểm đó lại có một lá đơn khác khẳng định chính ông Tho mới là “tác giả” của cái thai trong bụng Hiếu. Vụ án này đã trải qua 5 lần giám định với các kết quả giám định trái ngược và 6 lần xét xử vẫn chưa tìm ra sự thật. 
Ngày 26/6/2009, vì tính chất phức tạp của vụ án, theo quyết định trưng cầu giám định của Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2288/QĐ-BYT thành lập Hội đồng Giám định do TS.Vũ Dương – Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. Ngày 12/10/2009, tại TP.Mỹ Tho, Hội đồng đã tiến hành lấy mẫu giám định ADN đối với ông Tho, cô Hiếu, anh Trung và bé Nguyễn Văn Hai (là con cô Hiếu). 
Kết quả giám định công bố ngày 3/11/2009 và cả mẫu gửi ra nước ngoài đối chiếu đều cho thấy ông Nguyễn Văn Tho chính là cha đẻ đứa trẻ. Một điều nữa liên quan đến những người trong vụ án mà ít ai biết nhưng đã minh chứng cho sự chính xác của kết quả giám định, là anh Nguyễn Thành Trung mắc bệnh vô sinh bẩm sinh, lấy vợ nhiều năm nhưng không có con. 
Trên đây là một ví dụ trong số rất nhiều vụ án mà Viện Pháp y Quốc gia đã hoàn thành xuất sắc công tác giám định nhằm đảm bảo công lý, quyền lợi của người dân và an ninh trật tự xã hội. Ngoài kỳ án “cha ngoại” ở Tiền Giang còn có rất nhiều vụ việc mà Viện Pháp y Quốc gia đã tiến hành giám định được dư luận xã hội quan tâm như: trường hợp xác định nạn nhân trong vụ sập mỏ đá ở Bản Vẽ, vụ sập cầu Cần Thơ; trường hợp bé Phạm Trường Hà bị bắt cóc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương… 
Đặc biệt, việc giám định tỉ lệ thương tật một vụ án ở Hòa Bình, Viện đã giải oan cho một người vô tội, được Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Tổng cục Cảnh sát đánh giá cao. Ngoài ra, Viện còn thực hiện dự án xác định ADN nhằm tìm lại tên tuổi, thân nhân cho liệt sĩ và gia đình, góp phần tri ân những người đã hy sinh máu xương cho Tổ quốc…
Làm nghề bằng cả trái tim
Rất nhiều người nghĩ rằng, giám định viên pháp y là những người rất lạnh lùng và có phần đáng sợ vì công việc của họ thường xuyên tiếp xúc với án mạng, tử thi, nhưng trên thực tế các giám định viên pháp y của Viện Pháp y Quốc gia là những con người rất cởi mở, thân thiện. Họ chính là những bác sĩ của công lý nên việc “đảm bảo công lý và thượng tôn pháp luật” luôn là mục tiêu tối thượng. Không ít người trong số các giám định viên đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, gia đình để giữ nghề và yêu nghề. 
Và đặc biệt, cũng chính vì lòng yêu nghề mãnh liệt mà các giám định viên pháp y khi làm việc đã không chỉ dựa vào những con số, những kết quả thực địa, thí nghiệm… mà còn biết “lắng nghe” những cảm quan nghề nghiệp, kinh nghiệm lâu năm mà chỉ những người say nghề mới có được.
Còn nhớ, vụ án “Hiếp dâm” ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam xảy ra cách đây gần hai chục năm với đối tượng là một ông già ở ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm” đã biến một bé gái thành đàn bà khi em mới chỉ vừa 9 tuổi. 
Lúc đó, tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng kỹ thuật giám định gen truy nguyên cá thể con người (gọi tắt là ADN) nên để xác định xem đối tượng có phải là bố của đứa trẻ gái do nạn nhân sinh ra hay không, các giám định viên của Tổ chức Giám định y pháp Trung ương (tiền thân của Viện Pháp y Quốc gia hiện nay) đã áp dụng phương pháp thông qua hệ nhóm máu để xác định quy luật di truyền, tiêu bản nhiễm sắc thể, rồi đo nhân trắc học… 
“Nhận thấy thái độ đối tượng chưa thực sự tâm phục, khẩu phục, miễn cưỡng hợp tác nên chúng tôi đã quyết định làm thêm một “test” kiểm tra tâm lý nữa” – một giám định viên từng tham gia giám định vụ việc này kể lại. Lấy lý do chụp ảnh lưu hồ sơ, các giám định viên đã yêu cầu đối tượng bế đứa trẻ. 
Giao đứa trẻ mới vài tháng tuổi vào tay, tuy chẳng nặng gì nhưng các giám định viên thấy toàn thân đối tượng bỗng run bắn lên, người vã đầy mồ hôi. Và trên gương mặt già xọm vì căng thẳng, hai dòng nước mắt từ từ lăn xuống. Từ đó đến lúc ký vào biên bản giám định, đối tượng không nói thêm câu nào nữa. 
Tương tự là lời “tâm sự” gan ruột của giám định viên với ông Nguyễn Văn Tho trong vụ kỳ án ở Tiền Giang nói trên đã khiến đối tượng thức tỉnh lương tâm. Khi giám định viên nói: “Bác ạ, ở đời còn có luật nhân quả mà khó ai có thể cưỡng lại được. Người làm điều ác thì trước sau gì cũng phải đối mặt với điều ác mình gây ra nếu không biết sớm ăn năn, sám hối...”. Ông Tho chỉ biết cúi đầu tâm phục, khẩu phục. 
Vụ kỳ án ở Tiền Giang đã kết thúc với bản án tù 7 năm cho ông Nguyễn Văn Tho mà không một lời kháng cáo (dù rằng khi lấy mẫu, ông Tho hùng hồn tuyên bố mình sẽ được giải oan, thậm chí còn khẳng định tiền bồi thường oan sai sẽ dùng để làm từ thiện).

Đọc thêm

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .