Việc tiêm vắc-xin COVID-19 có thể thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bởi đây là hoạt động sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia của WB nhận định Việt Nam đã nhanh chóng kiểm soát được đợt bùng phát dịch Covid-19 vào cuối tháng 1 nhờ các biện pháp ứng phó kịp thời của Chính phủ. Nhờ đó, số lượng các ca nhiễm mới bắt đầu có xu hướng giảm và các hạn chế phần nào được nới lỏng trong nửa cuối của tháng.

Việt Nam đã phê duyệt 3 loại vaccine ngừa Covid-19 gồm AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ) và Generium (Nga). Chính phủ cũng đã thông qua nghị quyết mua tổng cộng khoảng 150 triệu liều vaccine và nêu rõ các nhóm đối tượng được ưu tiên. Việt Nam đã nhận được 117.000 liều vaccine đầu tiên vào cuối tháng 2/2021, và hoạt động tiêm vaccine đã được triển khai từ ngày 8/3, bắt đầu từ các nhân viên y tế tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Dương.

Biểu đồ: COVID-19 và biện pháp ứng phó của Chính phủ (Nguồn: WB).
 Biểu đồ: COVID-19 và biện pháp ứng phó của Chính phủ (Nguồn: WB).

Về kinh tế, trong báo cáo WB nhận định, sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba.

Sản xuất công nghiệp tháng 2 chậm lại do các nhà máy đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của các chuyên gia WB, sự sụt giảm này chủ yếu phản ánh sự khác biệt giữa hai năm về thời điểm nghỉ Tết, khi các nhà máy ngừng hoạt động trong 1 tuần. Tính bình quân trong 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số này vẫn ghi nhận mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tiếp tục tăng lần lượt 8,6% và 3,2% trong tháng 2, nhờ nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tốc trở lại trong tháng 2/2021 sau khi tăng trưởng chậm lại vào tháng 1. Mặc dù có đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 2 vẫn tăng 0,3% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng nhờ doanh số bán lẻ hàng hóa tăng mạnh hơn trong tháng 2. Trong khi doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ thấp hơn 0,1% so với một năm về trước, dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm sút nghiêm trọng với mức giảm 60,8% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. 

Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2/2021 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021. Vào tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, và máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước. 

“Điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết”, các chuyên gia của WB nhận định.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi giảm vào tháng 1, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI trong tháng 2, cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2. 

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có chiều hướng chững lại do các hoạt động kinh tế tạm dừng trong những ngày nghỉ Tết. Trong khi đó, chính sách tài khóa đang được điều chỉnh nhẹ do thu ngân sách được cải thiện trong hai tháng đầu năm 2021, còn chi ngân sách giảm do chậm triển khai các dự án đầu tư công.

“Việc nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 mới vào cuối tháng 1/2021 đã giúp duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2021”, báo cáo của WB nhận xét.

Các chuyên gia WB khuyến nghị, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể sẽ cần có thêm những can thiệp về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực tư nhân. 

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.