Vì sao Hà Nội muốn xây thêm sân bay?

Theo Sở QHKT Hà Nội, nhu cầu công suất cho khu vực vùng Thủ đô là khoảng 150 triệu hành khách/năm.
Theo Sở QHKT Hà Nội, nhu cầu công suất cho khu vực vùng Thủ đô là khoảng 150 triệu hành khách/năm.
(PLVN) - Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QHKT) vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét bố trí phương án xây dựng sân bay thứ hai có công suất 50 triệu hành khách/năm, tại huyện Ứng Hòa.

Liên quan tới đầu tư sân bay thứ hai trong vùng Thủ đô Hà Nội, theo nghiên cứu của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI), nhu cầu đi lại bằng hàng không của người dân vùng Thủ đô Hà Nội trong những năm tới khoảng 150 triệu hành khách/năm, vì vậy phải đầu tư mở rộng Sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm và đầu tư sân bay thứ 2 cho vùng Hà Nội tại huyện Thanh Miện hoặc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 

Nhưng Sở QHKT Hà Nội cho rằng, việc xây dựng sân bay thứ 2 cho vùng Hà Nội rất quan trọng, cần có ý kiến của TP Hà Nội ngay trong giai đoạn nghiên cứu quy hoạch. Theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, được Thủ tướng phê duyệt năm 2016 cũng xác định 4 vị trí xây sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô Hà Nội.

Đó là khu vực tỉnh Hà Nam (tại huyện Lý Nhân, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 - 65 km); khu vực phía Nam TP Hà Nội (tại huyện Ứng Hòa, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 35 - 40 km); khu vực tỉnh Hải Dương (tại các huyện Thanh Miện, Bình Giang, khoảng cách đến trung tâm Hà Nội khoảng 45 - 50 km); và khu vực TP Hải Phòng (tại huyện Tiên Lãng, cách trung tâm Hà Nội 120 km). 

Tuy nhiên, theo Sở QHKT Hà Nội, việc xây dựng sân bay tại hyện Ứng Hòa có nhiều lợi thế, do đó, sở này kiến nghị UBND TP Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét phương án chọn vị trí này.

Lý giải về việc lựa chọn huyện Ứng Hòa để xây sân bay thứ 2 tại Hà Nội, Sở QHKT Hà Nội cho rằng, khu vực dự kiến xây sân bay thứ 2 tại huyện Ứng Hòa có vị trí hợp lý với trung tâm Hà Nội và Sân bay Nội Bài. Thời gian di chuyển từ vị trí xây sân bay vào trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 45-50 phút. Có khả năng tiếp cận giao thông thuận lợi thông qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A hiện có và tiếp giáp đường trục phía Nam thành phố đang thi công.  

Về lâu dài sẽ được bổ sung thêm cao tốc Tây Bắc - QL5B (nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 5B, các trục đường chính của TP Hà Nội như đường Đỗ Xá - Quan Sơn, trục Bắc - Nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên, kết nối với đường sắt cao tốc Bắc – Nam) trong tương lai.

Việc xây dựng sân bay tại huyện Ứng Hòa cũng thuận lợi trong giải phóng mặt bằng dự án, có khả năng bố trí quỹ đất xây sân bay khoảng 1.300ha, tương đương quy mô Sân bay quốc tế Nội Bài có công suất 50 triệu hành khách/năm hiện nay, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, ít khu dân cư. 

Liên quan đến đề xuất này, ông Đinh Việt Thắng- Cục trưởng Cục Hàng không - cho biết, thực hiện Luật Quy hoạch, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc giai đoạn đến năm 2050. Tiến độ sẽ hoàn thành và trình Bộ GTVT trong quý 4 năm 2020. Sau khi hoàn thành  quy hoạch này sẽ thay thế cho quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018). 

Vì vậy, thời gian qua, có một số địa phương đề xuất bổ sung sân bay vào quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 236. 

Theo Quyết định 236 của Thủ tướng, đến năm 2030, khu vực miền Bắc có 10 cảng hàng không gồm 5 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh và 5 cảng hàng không quốc nội gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới.

Về việc Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội cũng do Thủ tướng phê duyệt có sân bay tại huyện Ứng Hòa, theo ông Thắng cần có sự phối hợp giữa 2 quy hoạch. Ông Thắng cho biết thêm, khi chưa điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc thì không có cơ sở để lập quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay cụ thể. Vì vậy, các đề xuất của địa phương sẽ được tư vấn tính toán, đánh giá và đề xuất phương án quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2050. 

Được biết, Sở QHKT Hà Nội đang xin ý kiến UBND TP Hà Nội cho phép Sở GTVT và Sở này phối hợp với các đơn vị của Bộ GTVT, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải để nghiên cứu đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2012-2030, tầm nhìn đến năm 2050, rà soát cập nhật các nội dung liên quan đến vùng Thủ đô Hà Nội.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.