Vấn vương nghề làm hương truyền thống của người Giáy

Với những người dân tộc Giáy thôn Kíp Tước 1, làm hương truyền thống đã và đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Hải)
Với những người dân tộc Giáy thôn Kíp Tước 1, làm hương truyền thống đã và đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Hải)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghề làm hương của người Giáy thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai đã có lịch sử hàng trăm năm, truyền từ đời này sang đời khác.

Trong văn hóa Việt, nén hương được coi là cầu nối giữa cuộc sống hiện tại và thế giới tâm linh. Những làng nghề làm hương truyền thống đang góp phần gìn giữ nét đẹp đó.

Thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành có vẻ đẹp yên bình, hoang sơ. Mới chạm chân đến đầu thôn đã cảm nhận thấy mùi hương ngan ngát tỏa ra từ những ngôi nhà gỗ ngả bóng thời gian. “Mùi hương cũng là mùi của quê hương. Làm hương là nghề truyền thống của người Giáy nơi đây nên ai cũng biết làm hương và làm rất khéo”, anh Vi Văn Hưởng, Trưởng thôn Kíp Tước 1 giới thiệu nét đặc trưng của thôn mình.

Trong xu thế công nghiệp hóa, hương công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường. Vậy nhưng, với những hộ dân người Giáy làm hương ở thôn Kíp Tước 1 thì vẫn thủy chung với cách làm thủ công, vẫn theo quy trình và bí quyết từ bao đời để lại. Bột hương của người Giáy là tập hợp của nhiều loại thảo mộc, các vị thuốc bắc và các nguyên liệu bí truyền. Theo các nghệ nhân lành nghề, để làm được loại bột hương này, họ phải cân bằng tỉ lệ giữa các loại thảo mộc như thầy lang bốc thuốc, có như vậy, nén hương mới đạt chất lượng như ý.

Nghề làm hương truyền thống của người Giáy thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành đã có từ lâu đời. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Nghề làm hương truyền thống của người Giáy thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành đã có từ lâu đời. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Cả thôn làm hương nên nhà nào cũng tận dụng khoảng sân nhỏ trước nhà để phơi hương. Nhìn từ trên cao như một bức tranh lớn được bài trí họa tiết, hoa văn - những bông “hoa hương” với màu sắc bắt mắt. Đó là màu của những nén hương đang được đem phơi nắng, là màu hồng của những bó tăm hương được nhuộm từ các loại lá tự nhiên, màu sân gạch cũ kỹ rêu phong, màu vàng rơm của thân hương rồi màu nâu của những nguyên liệu đang được phơi khô chờ cán nhỏ làm bột hương...

Ông Vàng Văn Siềng đã có kinh nghiệm gần 40 năm làm hương được ví như “nghệ nhân” của thôn. Tay thoăn thoắt rắc bột lên những chiếc tăm hương nhỏ xinh để tạo khuôn cho nén hương, ông chia sẻ: “Làm hương không quá khó, nhưng để làm ra những nén hương đúng kiểu của đồng bào Giáy thì người làm cần phải làm đúng công thức, có sự tỉ mỉ trong từng công đoạn, có niềm đam mê và tâm huyết với nghề”.

Bột hương của người Giáy là tập hợp của nhiều loại thảo mộc, các vị thuốc bắc và các nguyên liệu bí truyền. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Bột hương của người Giáy là tập hợp của nhiều loại thảo mộc, các vị thuốc bắc và các nguyên liệu bí truyền. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Từ cách đây nửa năm, những người làm hương như ông Siềng đã lên rừng tìm cây tre mai để làm tăm hương, tìm vỏ các loại cây rừng làm bột hương. Trong khoảng 6 tháng chờ tạo hình, cây tre mai được ngâm dưới ao rồi đem phơi cho kiệt nước, chẻ thành tăm hương, khi đó tăm hương sẽ dễ cháy và đượm nhang. Các loại vỏ cây được phơi khô qua nhiều nắng rồi đem cán thành bột. Qua nhiều khâu lăn qua bột hương và đem phơi, nén hương được hoàn thành có mùi hương của cây lá, của núi rừng.

Trước kia, cả thôn nhà nào cũng làm hương nhưng chỉ với số lượng nhỏ, vừa đủ dùng. Nhưng giờ đây, hương của người Giáy xã Hợp Thành đã trở thành sản phẩm được nhiều người tìm mua, sử dụng bởi mùi hương đặc biệt từ các nguyên liệu thảo dược. Nhiều gia đình sản xuất với số lượng lớn hơn để bán tại các phiên chợ. Ngoài ý nghĩa là nén hương đậm lòng thơm thảo của con cháu dâng kính tổ tiên, với người Giáy, đây còn như bài thuốc có ích cho sức khỏe mỗi khi mỏi mệt và còn là mẹo hay để xua đuổi ruồi muỗi.

Tết Nguyên Đán tới gần, nhu cầu sử dụng hương truyền thống của thị trường càng tăng, do vậy, những người làm hương ở thôn Kíp Tước 1 đang vào mùa bận rộn. Những nén hương thơm thắp lên luôn gợi lên trong ký ức mọi người những khoảnh khắc sum họp, quây quần bên gia đình trong đêm giao thừa hay những ngày lễ tết đầm ấm, an vui. Những người dân tộc Giáy thôn Kíp Tước 1 làm hương truyền thống không chỉ tạo ra sản phẩm bán ra thị trường, nâng cao thu nhập mà còn là sự bảo tồn, lưu giữ nét đẹp truyền thống.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…