Người phụ nữ Đồng Tháp 30 năm níu giữ nghề làm lồng đèn truyền thống

(PLVN) - Người phụ nữ tại TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) suốt 30 năm qua miệt mài với từng thanh tre, mảnh giấy kiếng để tạo ra những chiếc đèn Trung thu truyền thống.

Tuy chịu sự cạnh tranh của những chiếc lồng đèn điện hiện đại nhưng lồng đèn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng, được nhiều người lựa chọn như một cách nâng niu, gìn giữ nét đẹp văn hóa này.

Mang niềm vui đến cho trẻ

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ngân (SN 1963, ngụ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) làm lồng đèn truyền thống từ khi chưa đến 30 tuổi đến nay. Cứ mỗi mùa Trung thu về, ngôi nhà của bà Ngân lại khoác lên màu sắc lung linh của những chiếc lồng đèn mà ai đi ngang qua cũng phải ngoái nhìn.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ngân có hơn 30 năm làm đèn trung thu truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ngân có hơn 30 năm làm đèn trung thu truyền thống.

Nhớ lại ngày còn bé, bà Ngân cho biết khi đến Tết Trung thu đều được cha làm cho chiếc đèn ngôi sao để vui chơi với bạn bè. Niềm hân hoan bắt đầu từ đó, nên mỗi năm cứ tới dịp này là bà lại nôn nao, mong chờ được nhận lồng đèn. Trong một dịp làm vài chiếc lồng đèn để tặng con cháu của bạn bè, người thân, thấy các em nhỏ vô cùng thích thú đón nhận, nâng niu món quà này, bà nghĩ tới chuyện sẽ chuyên làm lồng đèn.

“Khoảnh khắc các bé nhận món quà lồng đèn giúp tôi nhớ lại ngày xưa mình cũng từng có cảm giác này, sung sướng một cách lạ thường. Từ đó, tôi bắt đầu đến với nghề làm lồng đèn truyền thống đến tận hôm nay” bà Ngân chia sẻ.

Những năm đầu chập chững vào nghề, bà Ngân chỉ làm những chiếc lồng đèn có hình dạng đơn giản như ngôi sao, chiếc xuồng. Dần dần, bà đúc kết được kinh nghiệm, làm thêm những kiểu đèn công phu, đòi hỏi khéo léo và độ chính xác cao như: con cá, bướm, trái tim, chiếc thuyền… Đa dạng về mẫu mã càng giúp bà ngày càng chiếm được sự ưa chuộng của nhiều khách hàng.

Những chiếc lồng đèn giấy kiếng vẫn có sức hút riêng trong lòng người tiêu dùng.

Những chiếc lồng đèn giấy kiếng vẫn có sức hút riêng trong lòng người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Huỳnh Tiên (ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), một khách quen của bà Ngân cho biết, những năm gần đây bà đều chọn mua lồng đèn truyền thống về cho các con chơi. Vì bà muốn con cháu hiểu hơn về nét văn hóa xưa. "Không như những chiếc lồng đèn điện ồn ào và mau chán, lồng đèn giấy kiếng có sự thu hút và nét đẹp riêng", bà Tiên nói.

Bà Ngân còn hướng dẫn cách làm lồng đèn miễn phí thông qua một kênh Youtube. Mọi ý tưởng, cách thực hiện đều được bà chia sẻ nhiệt tình chỉ với một mục đích thu hút được đông đảo người dân góp phần lưu giữ những nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Bám trụ với nghề

Năm nay, bà Ngân vẫn ráng kiên trì với công việc và cho ra hơn 400 chiếc lồng đèn với đủ chủng loại. Mỗi chiếc dao động từ 50.000 đến hơn 350.000 đồng, tùy thuộc vào độ khó và độ lớn nhỏ.

Theo bà Ngân, để có đủ số lượng lồng đèn cho một mùa trung thu phải bắt đầu chuẩn bị ý tưởng, nguyên liệu từ sau... Tết Nguyên đán.

Theo bà Ngân, để làm ra một chiếc đèn lồng đòi hỏi nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.

Theo bà Ngân, để làm ra một chiếc đèn lồng đòi hỏi nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.

Những năm trước, bà Ngân được người thân trong gia đình phụ làm lồng đèn. Dần dần mỗi người đều có công việc riêng, vì thế chỉ còn lại mình bà thực hiện tất cả công đoạn như: thu mua trúc, chẻ trúc, chuốt trúc, tạo khung, dán kiếng... Thời kỳ cao điểm, có hôm bà phải thức từ 5 giờ sáng làm đến hơn 11 giờ đêm mới kịp trả đơn đặt hàng cho khách.

Trải qua 30 năm gắn bó với nghề, đôi bàn tay bà Ngân giờ đây đã chai sần, chi chít đầy vết thương. “Quá trình làm ra một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh thì chuyện dằm xước tay, dây chì đâm chảy máu là chuyện thường. Nhưng chỉ cần bọn trẻ thích, nở nụ cười là mình rất mãn nguyện”, bà Ngân bộc bạch.

Nguyễn Tấn Đạt, học sinh trường THCS Nguyễn Thị Lựu cho biết, mỗi năm đều đến đặt bà Ngân làm khung sườn lồng đèn. Sản phẩm bà Ngân làm ra dù là chi tiết nhỏ nhất cũng được chăm chút một cách tỉ mỉ. Có năm, nhờ có ý tưởng và đôi bàn tay khéo léo của bà mà lớp Đạt thực hiện chủ đề “Thuyền và Biển đảo” đạt được thứ hạng cao.

Chiếc lồng đèn được làm thủ công một cách tinh xảo, bắt mắt.

Chiếc lồng đèn được làm thủ công một cách tinh xảo, bắt mắt.

Đã có lúc bà Ngân muốn buông bỏ nghề vì lồng đèn điện “áp đảo” lồng đèn truyền thống. Sản phẩm bà làm ra không còn được mọi người ưa chuộng. Thêm vào đó, công việc này đã không còn mấy ai gắn bó... Nhưng nghĩ nếu Trung thu mà không có lồng đèn truyền thống thì thiếu vắng lắm, bà tự xốc lại tinh thần rồi miệt mài làm công việc này.

“Tôi không đặt nặng vấn đề về thu nhập, miễn còn có người thích là tôi còn làm. Vì tôi xác định đến với nghề bằng đam mê, những ký ức và nụ cười của trẻ thơ”, bà Ngân trải lòng.

Tin cùng chuyên mục

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Đọc thêm

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.