Tạo điều kiện để chuyên viên pháp lý trẻ tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Ảnh pháp lý
Ảnh pháp lý
(PLO) - Hướng tới Kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp, hôm qua (11/8), trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ pháp lý (HTPL) liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 (Chương trình 585), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức Hội nghị về vai trò của chuyên viên pháp lý trẻ của các bộ, ngành đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, TS Nguyễn Thanh Tú – Phó Ban quản lý Chương trình 585, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) đã giới thiệu một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về HTPL cho doanh nghiệp. Có thể thấy, HTPL cho doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu nhưng điều quan trọng, theo ông Tú là HTPL như thế nào và vai trò, trách nhiệm của chuyên viên pháp lý trẻ của các bộ, ngành trong hoạt động này ra sao. 

Từ thực tiễn công việc tại Vụ, ông Tú đưa ra những minh họa sống động về nhu cầu HTPL của doanh nghiệp mà các chuyên viên pháp lý trẻ có thể đóng góp sức mình như doanh nghiệp xin ý kiến về cách hiểu chủ thể sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực; thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh…

Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tất nhiên sẽ có những khó khăn song cũng khả thi nếu các chuyên viên pháp lý trẻ xác định cho mình một tâm thế vì doanh nghiệp, vì người dân; dám suy nghĩ, tìm tòi, có trách nhiệm, dám trao đổi; biết bảo vệ quan điểm cá nhân…

Bên cạnh đó, cũng cần sự hỗ trợ, tin tưởng, giao việc của lãnh đạo đơn vị, của Đoàn Thanh niên và rộng hơn là của cộng đồng doanh nghiệp. Sự tham gia của chuyên viên pháp lý trẻ vào hoạt động HTPL cho doanh nghiệp sẽ giúp bồi đắp thêm kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn, nâng cao vai trò của bộ, ngành, của Đoàn trong việc hưởng ứng tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” của Chính phủ.

Thời gian qua, đội ngũ chuyên viên pháp lý trẻ của Bộ Tư pháp đã có những hoạt động thiết thực và hiệu quả trong công tác HTPL cho doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc đặt ra đối với các chuyên viên pháp lý trẻ trong công tác trên. Do đó, theo Phó Bí thư Chi đoàn Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Đỗ Thị Nhẫn cần có những hướng đi, giải pháp để tăng cường vai trò của đội ngũ này trong đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức HTPL cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp. 

Chia sẻ kinh nghiệm của Chi đoàn Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bạn Hoàng Thanh Tuấn cho biết, định kỳ hàng quý Chi đoàn tổ chức các buổi tọa đàm chuyên môn, luân phiên phân công theo tổ đoàn viên của các phòng, vừa nâng cao kiến thức cho chuyên viên pháp lý trẻ vừa tạo nền tảng, động lực cho các đoàn viên tích cực nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm…

Bạn Đậu Thị Mai Hương- Chi đoàn Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) thì cho biết, hơn 50% công chức của Vụ là các đoàn viên thanh niên đang sinh hoạt tại Chi đoàn Vụ Pháp chế và đây chính là nhân sự chủ yếu thực hiện công tác HTPL cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định nên để giữ vững vai trò của các chuyên viên pháp lý trẻ, bạn Hương mong muốn lãnh đạo đơn vị, Ban Chấp hành Chi đoàn cần quan tâm khuyến khích, động viên, hỗ trợ kịp thời như hướng dẫn về kiến thức chuyên môn pháp lý, tư vấn các phương pháp sắp xếp công việc khoa học để nâng cao tiến độ, chất lượng công việc; phương pháp tiếp cận công việc hiệu quả…

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.