Trường học của các hoàng tử, công chúa Hoàng gia có gì khác biệt?

(PLO) -Sinh ra là hoàng tử, công chúa Hoàng gia nên mọi hoạt động, cử chỉ, lời nói đều được giới truyền thông đặc biệt chú ý. Nhất là việc các hoàng tử, công chúa này được học ở ngôi trường nào? Chương trình dạy học như thế nào? Học phí đắt đỏ ra sao?... luôn được nhiều người quan tâm. 

Hoàng tử George (Anh)

Hoàng tử George (Anh)
Hoàng tử George (Anh)

Vì phải theo cha mẹ trở về London nên Hoàng tử George sẽ được chuyển tới một ngôi trường mới phù hợp với tiêu chí tốt nhất cho George. Trước đó, vị vua tương lai của nước Anh theo học ở Trường mầm non Montessori  có chi phí đắt đỏ, ở Norfolk.

Được biết, vợ chồng Công tước xứ Cambridge chọn trường Westacre Montessori vì nó gần nhà của họ ở Anmer Hall. Chi phí tại trường mà George sẽ học chỉ ở mức 33 bảng/ngày.

Trường chú trọng đến sự phát triển về tinh thần, thể chất và tâm lý hơn là chương trình học tập. Đồng thời chú ý sự sáng tạo, cho phép học sinh tự do di chuyển trong phòng học, phát triển ý thức tự lập thông qua phương pháp giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. 

Sắp tới, hoàng tử bé sẽ bắt đầu học tại Trường Wetherby, khi cả gia đình gồm bố mẹ là Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton cùng em gái Charlotte Charlotte chuyển về lại điện Kensington ở thủ đô London sinh sống vào mùa hè năm 2017.

Hoàng tử Hisahito, Nhật Bản

Hoàng tử Hisahito, Nhật Bản
Hoàng tử Hisahito, Nhật Bản

Hoàng tử Hisahito - người thứ 3 trong thứ tự kế vị ngai vàng của Hoàng gia Nhật Bản đang có một trải nghiệm giáo dục hoàn toàn khác biệt so với thế hệ hoàng gia trước. Trước đây, các hoàng tử, công chúa nước Nhật thường sẽ phải học ở Trường Gakushuin được thành lập năm 1847 bởi Hoàng đế Ninko.

Tại Gakushuin, con cháu của các gia đình dòng dõi quý tộc sẽ nhận được sự đối xử đặc biệt tùy theo tước vị và luôn được nhắc nhở về thân thế của mình. 

Tuy nhiên, Hoàng tử Akishino - bố của Hoàng tử bé Hisahito đã có một quyết định đi ngược lại với truyền thống giáo dục Hoàng gia của nước này bằng cách cho cậu bé theo học tại Trường Tiểu học Ochanomizu - một nền giáo dục  bình dân với chế độ học tập và sinh hoạt bình thường như nhiều học sinh khác ở Nhật Bản.

Hoàng tử Akishino tin rằng, để Hoàng tử bé Hisahito trở thành biểu tượng của đất nước trong tương lai, đây sẽ là trải nghiệm quý báu đối với Hisahito, khi cậu bé sẽ được tiếp xúc với nhiều đứa trẻ ở những tầng lớp khác nhau, từ đó cậu sẽ học được những giá trị sống mà trường học Hoàng gia chưa chắc có thể dạy cho cậu biết. Trong một lớp học có 40 trẻ, Hisahito chỉ là một đứa trẻ trong số đó chứ không phải Hoàng tử. 

Hai công chúa của Tây Ban Nha

Hai công chúa Tây Ban Nha
Hai công chúa Tây Ban Nha

Cùng với em gái Sofia, Công chúa Leonor của Tây Ban Nha là con gái của Vua Felipe VI và Hoàng hậu Letizia. Hai công chúa nhỏ có cuộc sống giản dị như bao cô bé cùng tuổi và đang theo học trường Santa María de los Rosales ở Aravaca thuộc thủ đô Madrid, chỉ cách cung điện Hoàng gia Moncloa vài phút.

Ngôi trường mà hai cô công chúa theo học hướng đến phát triển cá nhân, các cư xử chứ không phải kết quả học tập. Thậm chí có cả một bài học về cách làm thế nào để không phát ra tiếng ồn khi lên xuống cầu thang.

“Chúng tôi muốn đưa đến một nền giáo dục mà khi đó các em học sinh là những người có sức khỏe về cả thể chất và tinh thần. Đây là nền tảng chính để trở thành một nhà tư tưởng nhiệt huyết và sáng tạo, có khả năng đánh giá độc lập, chấp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ một cách có trách nhiệm”, giáo viên của ngôi trường cho biết. 

Công chúa Estelle của Thụy Điển

Công chúa Estelle của Thụy Điển
Công chúa Estelle của Thụy Điển

Công chúa Estelle - con gái đầu lòng của Thái tử Daniel và Công nương Victoria của Hoàng gia Thụy Điển đã trở thành thành viên mới được yêu thích nhất trong các Hoàng tộc trên thế giới hiện nay. Cô bé đang theo học tại môi trường đầy “mưa và nắng” ở trường Aventyret (theo tiếng Thụy Điển có nghĩa là “phiêu lưu”), thành phố Stockholm.

“Chúng tôi nghĩ rằng, thiên nhiên trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của con cái mình là điều quan trọng và vô cùng thú vị”, Công nương Victoria chia sẻ. 

Được biết, ngôi trường mà công chúa Estelle đang theo học là do những bạn bè của Thái tử Daniel và Công nương Victoria giới thiệu. Với việc sử dụng văn hóa dân gian, giáo viên mang thiên nhiên vào cuộc sống của học sinh và dành phần lớn thời gian để học ngoài trời, dạy các em cách chăm sóc và tôn trọng môi trường thông qua các trò chơi, vở kịch…

“Những đứa trẻ được học cách bò, nhảy và leo cây. Đây là một sân chơi lý tưởng”, Hiệu trưởng Siw Linde cho biết. “Ngoài ra, các em cũng sẽ có cảm giác gần gũi khi nghe những câu chuyện cổ tích dưới tán cây trong khi đang đi dã ngoại”.

Công chúa Ingrid (Na Uy)

Công chúa Ingrid (Na Uy)
Công chúa Ingrid (Na Uy)

Cô bé dự kiến sẽ trở thành nữ hoàng thứ hai của Na Uy, sau Nữ hoàng Margaret thế kỷ thứ 15. Gương mặt của cô bé toát lên thần thái Hoàng gia quý tộc với đôi mắt sáng đầy bí ẩn. Hiện Công chúa xinh đẹp Ingrid của Na Uy lại tham gia học tập ở một môi trường nói tiếng Anh tại Trường Quốc tế Oslo, thuộc top những trường tư thục đắt đỏ nhất cả nước.

Được biết, Trường Quốc tế Oslo là một trường tư thục với khoảng 500 trẻ từ hơn 50 quốc gia khác nhau, trường được phân thành các khu vực nhà trẻ, tiếp đón, tiểu học, và trung học cơ sở. Trường được thiết kế trên cơ sở sử dụng các chức năng cơ bản của lớp học kết hợp với các bộ môn chức năng đặc biệt nhằm tối ưu quá trình học tập.

Giải thích cho sự chuyển đổi từ nền giáo dục công sang tư nhân, Hoàng tử Haakon và Công chúa Mette Marit cho biết con của họ đã có những năm được giáo dục tốt trong hệ thống công nhưng điều quan trọng là Ingrid phải có được “khả năng cơ bản trong việc nói và nghĩ bằng tiếng Anh”.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.