Bộ Giáo dục nói sẽ có 'cơ chế riêng' tuyển sinh lớp 6 cho những trường 'hot'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển vào lớp 6 thông qua hình thức hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành.

Theo Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành, trước đây, Thông tư số 11/2014 quy định tuyển sinh THCS hằng năm theo hình thức xét tuyển. Quy định này bảo đảm việc tuyển sinh vào THCS được thực hiện thuận lợi, hiệu quả, thiết thực đối với cấp học cần huy động 100% học sinh vào học theo mục tiêu phổ cập giáo dục, VnExpress đưa tin.

Đến năm 2018, trước thực tế một số trường THCS có uy tín, được đông đảo học sinh đăng ký vào học, việc xét tuyển theo tiêu chí chung chưa đáp ứng được, Bộ cho phép các trường này có thể kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Thời điểm đó, Bộ đã nêu rõ việc kiểm tra, đánh giá năng lực khác với một kỳ thi. Cụ thể, khi xét tuyển vào một trường THCS, nếu số lượng học sinh đáp ứng yêu cầu của tiêu chí chung vẫn vượt chỉ tiêu, nhà trường được kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực để bổ sung tiêu chí xét tuyển. Điều này không có nghĩa là tổ chức cả kỳ thi với nhiều môn thi đối với 100% học sinh đăng ký vào trường.

Tuy nhiên, thực tế có một số trường đã tuyển sinh chủ yếu dựa vào "kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh" như một kỳ thi, với tất cả. Vai trò của "xét tuyển" trong phương thức kết hợp với "kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh" chưa được thực hiện thỏa đáng.

Thông tư 30 quy định phương thức tuyển sinh THCS là xét tuyển. Các Sở Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

"Tiêu chí riêng không chỉ là các yêu cầu trong hồ sơ xét tuyển mà cần đánh giá trực tiếp học sinh theo nhiều hình thức khác nhau như: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, hoặc bài kiểm tra, đánh giá năng lực, bảo đảm việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn như Thông tư 30 đã quy định, Vụ trưởng Thành nói trên Dân trí.

Cần lưu ý thêm, đối với việc tuyển sinh ở bất kỳ trường THCS nào theo nguyên tắc Thông tư số 30 đều phải thực hiện nhiệm vụ phổ cập trên địa bàn. Đó cũng là căn cứ để các Sở GD&ĐT xây dựng tiêu chí xét tuyển bảo đảm yêu cầu tuyển sinh chính xác, công bằng, công khai và minh bạch.

Những năm qua, hầu hết trường THCS công lập tuyển sinh bằng cách xét tuyển, theo tuyến. Với những nơi có số học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu, các trường tổ chức thi, chủ yếu với ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

Ở Hà Nội và TP HCM, các trường mô hình chất lượng cao hay tiên tiến, hội nhập quốc tế đều thi tuyển hàng năm, sau khi xét học bạ. Một số trường THCS có tỷ lệ chọi lên tới 1/20 để vào lớp 6, gấp nhiều lần mức cạnh tranh vào lớp 10, thậm chí thi đại học.

Điển hình như Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, Phó hiệu trưởng Văn Liên Na cho biết, hàng năm, trường tổ chức hai đợt khảo sát đánh giá năng lực và thi học bổng để tuyển sinh vào lớp 6. Tuy nhiên, với việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 30, nhà trường hiện đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở và Bộ.

Theo cô Na, việc các trường công lập chất lượng cao chỉ tuyển học sinh trên địa bàn thông qua xét tuyển là hợp lý. Nhưng với các trường tư thục, nơi có quyền tuyển học sinh từ nhiều địa phương khác nhau, vấn đề trở nên phức tạp hơn. Lượng hồ sơ xin vào rất lớn, vượt xa chỉ tiêu, gây khó khăn cho nhà trường trong việc giải quyết. Do đó cô đề xuất: "Mong Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đưa ra những quy định đặc biệt đối với các trường có lượng thí sinh đăng ký đầu vào vượt quá xa so với chỉ tiêu", Đại biểu nhân dân đưa tin.

Tại TP HCM, đối với trường hợp số học sinh dự tuyển cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển sinh như Trường THCS - THPT Trần Đại Nghĩa thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ có đề xuất với UBND TP xin phép khảo sát để tuyển sinh lớp 6.

Dự kiến mùa tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026, Sở sẽ làm đề xuất xin phép UBND TP để tổ chức khảo sát, tuyển sinh vào lớp 6 cho Trường THCS - THPT Trần Đại Nghĩa và một số trường THCS khác nữa, theo Tuổi trẻ.

Hiện TP HCM có 6 trường tổ chức khảo sát để tuyển sinh lớp 6 năm học 2024 - 2025 gồm: Trường THCS - THPT Trần Đại Nghĩa (quận 1); Trường THCS Nguyễn An Khương (huyện Hóc Môn); Trường THCS Hoa Lư, Trường THCS Bình Thọ và Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP Thủ Đức); Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.

Chuyện dài áp lực trên vai trẻ...

Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, học tiểu học không nặng về kiến thức, về thành tích, điểm số mà là bậc học để rèn luyện phẩm chất, tính cách, thái độ để các con vững vàng bước trên cuộc đời. Thế nhưng, đã từng có học sinh tiểu học quay cuồng với lịch học dày đặc nhằm đạt thành tích cao trong học tập như mong muốn của phụ huynh khiến em rơi vào trầm cảm...

Bình đẳng giới trong “Trường học hạnh phúc”: Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu

Bình đẳng giới trong “Trường học hạnh phúc”: Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu
(PLVN) -  Sân trường Tiểu học Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) rộn ràng hơn mọi ngày. Hơn 230 học sinh say sưa nhập vai miêu tả hành động bằng cơ thể, chăm chú theo dõi nghệ sĩ kịch câm biểu diễn, những cánh tay hào hứng giơ lên để trả lời câu hỏi của người hướng dẫn. Nhưng đây không phải một buổi học kịch nghệ. Các em đang được tìm hiểu về bình đẳng giới.