Những trường học độc đáo trên thế giới

Trường Rhode
Trường Rhode
(PLO) -Để giúp học sinh, sinh viên của mình có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân, một số trường học trên thế giới đã đưa ra những mô hình học tập hết sức độc đáo, sáng tạo, trong đó chiếm ưu thế là các trường học tại Mỹ.

Nhiều thiết bị thông minh cũng được các trường ứng dụng ngay vào trong giảng dạy, trở thành những công cụ đắc lực để thầy và trò trao đổi kiến thức, giảm tải về sách vở và theo dõi tình hình dạy - học nhanh chóng hơn.

Trường học mô hình cá thể hóa

Trường Summit Sierra ở Seattle (Washington, Mỹ) là một trong những trường học được bình chọn là sáng tạo nhất thế giới mặc dù trường chỉ mới bắt đầu hoạt động từ năm 2015 với tổng số học sinh là 200. Hình thức sử dụng công nghệ trao quyền cho học sinh lựa chọn nội dung học tập được Bill Gates đánh giá là cách thức hiệu quả nhất trong giáo dục. 

Trường Summit Sierra
Trường Summit Sierra

Thời gian biểu mỗi ngày bao gồm đọc 30 phút, giải toán 30 phút, tham gia các khóa học trực tuyến, trao đổi với cố vấn về sự nghiệp và mục tiêu cuộc sống, gặp gỡ những học sinh khác để trò chuyện và chia sẻ cảm xúc trong thời gian sinh hoạt chung.

Mặc dù học sinh tự chọn những gì mình muốn học, nhưng giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong suốt 4 năm làm người hướng dẫn của các em. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm tại nhà để xem học sinh đã hoàn thành bài tập, bài thi hay chưa. Sau chuyến thăm trường, Bill Gates khen ngợi vai trò tự chủ và trách nhiệm của học sinh với chính quá trình học tập của mình. 

Trường học không biên giới

Mặc dù có trụ sở nằm ở New York (Mỹ), THINK Global là trường trung học không bị giới hạn bởi những bức tường. Học sinh dành mỗi học kỳ ở một quốc gia, học hỏi văn hóa địa phương, nghiên cứu khoa học tự nhiên, đọc văn học cổ điển ở từng khu vực.

Chẳng hạn, trong năm học 2014-2015, học sinh trải qua kỳ học mùa thu ở Costa Rica và mùa xuân ở Hy Lạp, giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ các kiến thức trong bối cảnh không gian tuyệt đẹp. Đó là hoạt động học tập dựa trên địa điểm.

Ở mỗi quốc gia, học sinh cũng tham gia các hoạt động từ thiện và công việc cộng đồng. Đối với những phụ huynh muốn con trở thành công dân toàn cầu, không có trường học nào tốt hơn THINK Global. 

Trường học dạy những việc nguy hiểm

Brightworks
 Brightworks 

Thành lập từ năm 2011, Brightworks ở San Francisco (California, Mỹ) xây dựng chương trình giảng dạy dựa trên những việc phụ huynh cho là nguy hiểm và không cho phép con mình làm. Các em được nghịch bẩn, chơi với lửa, tháo đồ gia dụng... Tulley và Justine Macauley - hai điều phối viên của trường - cho biết:

“Chúng tôi mời các em trở thành đồng tác giả trong chương trình giáo dục của chính mình, hỗ trợ phát triển tính cá nhân, các kỹ năng và sở thích độc đáo, những điều thúc đẩy các em phát triển”. Theo họ, thế giới cần những người nhìn thấy những thách thức, khó khăn, có kỹ năng, sự sáng tạo và kiên trì tạo ra sự thay đổi. 

Trường học văn phòng

Trường Carpe Diem
Trường Carpe Diem

Hệ thống trường học Carpe Diem ở Aiken (Ohio, Mỹ) trông giống một tòa nhà với những văn phòng làm việc hơn là các lớp học. Bên trong khu trung tâm học tập, có 300 khu vực nhỏ (mỗi ngăn dành cho một học sinh).

Mỗi người sử dụng một máy tính để học tập. Mô hình này dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, vẫn đang được nhân rộng trên toàn nước Mỹ. Theo giám đốc điều hành Robert Sommers, trường đánh giá sự thành công dựa trên sự thành công của học sinh.

Điển hình, trường Carpe Diem-Yuma ở Arizona có hiệu quả học tập vượt trội so với các trường công lập trong khu vực, dựa trên việc đo lường tiêu chuẩn 4 năm liên tiếp. 

Nhân văn và sáng tạo

Trường học Blue
Trường học Blue

Sáng tạo là tiêu chí chủ chốt của chuỗi trường học Blue ở New York, Mỹ do Blue Man Group thành lập từ năm 2006. Trong chương trình giảng dạy, học sinh từ lớp 2 đến lớp 8 được học cách tái chế, tạo mô hình 3D của thành phố New York, sửa chữa đồ gia dụng.

Trường giúp các em nhỏ tiếp xúc với các vấn đề xảy ra trong thực tế đời sống. Hệ thống “học tập năng động” áp dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, dạy các em rằng một trong những kỹ năng quan trọng là sáng tạo và hoàn thành các ý tưởng mới lạ. 

Trường học hình khối

Trường Ørestad Gymnasium ở Copenhagen (Đan Mạch) là lớp học khổng lồ, nơi 358 học sinh trung học tập trung trong khối thủy tinh rộng lớn. Bằng cách khuyến khích học sinh cộng tác trong không gian mở, trường hy vọng các học sinh sẽ có cách nghĩ linh hoạt về các chủ đề đa dạng sau này trong cuộc sống. 

Hiệu trưởng Allan Kjær Andersen tâm niệm rằng chỉ truyền đạt kiến thức là chưa đủ, cần tạo cơ hội để các em biến kiến thức thành hành động. “Chúng tôi muốn là cơ sở giáo dục mà học sinh cùng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề, một môi trường mở có sự kết nối với thế giới bên ngoài” - ông Andersen chia sẻ với báo chí.

Trường học trong thế giới thực Big Picture Learning ở Providence, đảo Rhode phá vỡ bức tường giữa giáo dục và thế giới của công việc. Ngay từ đầu, học sinh của trường Big Picture Learning đã được dạy phải tìm hiểu đam mê sáng tạo của mình. Các em được ghép nối với cố vấn trong lĩnh vực mình theo đuổi để thổi bùng ngọn lửa đam mê.

Hiện hệ thống này được thiết lập trên toàn quốc với 55 trường học. Giám đốc truyền thông Rodney Davis cho biết, yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp giảng dạy ở trường Big Picture Learning là các em được học trong thế giới thực. 

Trường suy nghĩ khác biệt

Trường Steve Jobs
Trường Steve Jobs

Thay vì gò bó học sinh trong hệ thống giáo dục thông thường, trường Steve Jobs ở Amsterdam, Hà Lan đi theo cách riêng, không gò bó học sinh trong hệ thống giáo dục đầy cứng nhắc.

Người sáng lập Maurice de Hond nói rằng mỗi học sinh bắt đầu với một kế hoạch phát triển cá nhân (IDP), được đánh giá và điều chỉnh 6 tuần một lần bởi chính các em, phụ huynh và người hướng dẫn (nhà trường không gọi đó là “giáo viên”).

Dựa trên IDP, mỗi đứa trẻ sẽ được cung cấp những thách thức mới. Tất cả học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 được nhận một chiếc iPad tải đầy đủ ứng dụng hướng dẫn học tập cá nhân, mục đích là giúp các em tự thiết kế chương trình học tập của mình. 

Kết hợp học trực tuyến và làm việc nhóm

Trường Innova
Trường Innova

Trường Innova ở Peru đối lập với sự thất bại của giáo dục tiêu chuẩn hóa tại đất nước này. Trường kết hợp các hình thức giảng dạy, từ học trực tuyến đến làm việc nhóm tại địa điểm thích hợp. Với sự giúp đỡ của công ty thiết kế toàn cầu IDEO, tỷ phú Carlos Rodriguez-Pastor xây dựng hệ thống trường học này lần đầu tiên vào năm 2011.

Hiện có 29 trường trên cả nước. Học sinh dành nửa ngày học trực tuyến và nửa ngày còn lại được giáo dục theo phương thức truyền thống. Các trường Innova dành cho trẻ em từ lớp mẫu giáo đến lớp 11 có chi phí 130 đôla/tháng. 

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...