Trung Hoa bí sử: Hủ tục tuẫn táng tàn độc khi Hoàng đế băng hà

Các phi tần, mỹ nữ bị ép tuẫn táng cùng đế vương bằng cách treo cổ. (Ảnh minh họa)
Các phi tần, mỹ nữ bị ép tuẫn táng cùng đế vương bằng cách treo cổ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong quy định an táng dành cho Hoàng đế Trung Quốc thời cổ đại, tàn nhẫn, khốc liệt nhất phải kể đến tục tuẫn táng, tức chôn người sống theo người chết. Tục tuẫn táng được cách để đảm bảo người chết dù sang đến thế giới bên kia vẫn luôn được hầu hạ và sống sung sướng như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm...

Cái kết bi thảm

Đằng sau bức tường thành cao ngút, trong chốn cung cấm nguy nga tráng lệ hàng trăm, hàng ngàn phi tần, mỹ nữ được sống trong vinh hoa, phú quý. Tuy nhiên, việc được gần gũi, nhà vua ân sủng cũng sẽ đi kèm với những sự nguy hiểm thường trực như tục tuẫn táng. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu, là hình thức mai táng đáng sợ khi các Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị chôn theo sau khi bị giết, tự sát hoặc thậm chí chôn sống. 

Hủ tục này cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán, nhưng sau thời nhà Hán, tầng lớp thống trị nhận ra mức độ tàn nhẫn của quy định này, nên đã dần phế bỏ. Tục mai táng đáng man rợ này tồn tại được nhờ vào việc nhiều tư tưởng, hủ tục sai lệch. Đầu tiên phải kể tới quan niệm việc tuẫn táng là cách để những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng Hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho Hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sung sướng như khi còn sống.

Sau khi vua qua đời, trong số các phi tần, Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cách chôn cất đáng sợ này. 

Phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều không khép lại.
 Phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều không khép lại. 

Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng đế vương. Vào thời nhà Minh, phương pháp treo cổ được áp dụng nhiều nhất, nhưng phương pháp uống thuốc độc để tránh việc bị ép tuẫn táng và không phải chịu nhiều dày vò đau khổ.

Bên cạnh ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân cũng rất thông dụng. Theo dân gian, người nhiễm độc thủy ngân mà chết thân thể không bị mục rữa, dù qua trăm ngàn năm hình dáng vẫn trẻ trung hệt như còn sống. Những người được lựa chọn sẽ bị đưa vào một căn phòng, cho uống nước trà có thuốc mê. Chờ những cung tần này đã ngủ say, thái giám sẽ cắt da trên đỉnh đầu thành hình chữ thập. Người thi hành tay cầm thìa đồng, rót từng thìa thủy ngân vào vết cắt. Sau khi rót vào số lượng thủy ngân nhất định sẽ dùng kim chỉ khâu chỗ cắt lại. Công việc hoàn thành cũng là lúc những phi tần này bị nhiễm độc thủy ngân mà chết.

Còn có một loạt cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống. Trong nhiều lăng mộ, các nhà khảo cổ cũng phát hiện những thi thể nữ tay chân có dấu vết bị trói, cơ thể bị bẻ cong, đầu quay sang một phía cực kỳ quái dị. Không ít lần người ta còn phát hiện cả hài cốt trẻ con. Các chuyên gia khẳng định đây cũng là một hình thức tuẫn táng với mục đích canh giữ lăng mộ.

Dù đa số những người được lựa chọn trong hủ tục tuẫn táng đều là cưỡng ép nhưng trong nhiều tình huống vẫn có nhiều cung tần chủ động chết để theo hầu Hoàng đế. Điển hình, cuối thời nhà Minh, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân, ngoại trừ đại phi A Ba Hợi bị ép phải tuẫn táng thì 4 cung nữ của ông đều xin tự sát để theo hầu. Bởi họ cho rằng việc được chết theo đại hãn là quyền lợi và vinh dự không phải ai cũng có được. 

Những vụ tuẫn táng gây tranh cãi

Lúc còn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp vào hậu cung. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời, có rất nhiều phi tần, mỹ nữ cũng phải tuẫn táng theo. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.

Chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện. Tới thời điểm hiện tại, số lượng chính xác về số người được tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng vẫn là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần. Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại.

Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường. 

Vào năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn đã lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.

Khi ấy triều chính rối ren hỗn loạn, nhiều cung nhân đã thừa cơ làm càn, nhận hối lộ và làm điều sai trái, thậm chí báo thù cá nhân. Dưới sự che giấu của quan viên trong triều, một vài cung nữ tuy chưa sinh nở nhưng vẫn sống sót. Ngược lại, có những phi tần bị ép bức bồi táng theo vua vì trót đắc tội với mệnh quan nào đó. Sử sách Trung Quốc gọi những phi tần xấu số ấy là “triều thiên nữ”.

Các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng sau khi nhận được lệnh của Chu Nguyên Chương đã được đưa vào một phòng có bày các ghế được gọi là “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m). Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.

Theo truyền thuyết, lúc Chu Nguyên Chương hạ táng, người ta đã lập một “mê hồn trận”. Cùng ngày, 13 cửa lớn của kinh thành đồng loạt được mở ra để vận chuyển quan tài phi tần ra lăng mộ. Theo giới phong thủy, đây là một thủ phép dùng để che mắt người đời khi hạ táng lăng mộ. Bằng cách này người ta có thể chống lại những kẻ đào trộm mộ. Các lăng mộ của dàn phi tần tuẫn táng cũng được dùng để đánh lạc hướng những kẻ đào trộm mộ, giúp giấc ngủ thiên thủ của Hoàng đế không bị quấy rầy.

Để an ủi gia đình của các phi tần, Chu Duẫn Văn - cháu trai của Chu Nguyên Chương, người được Chu Nguyên Chương truyền ngôi đã thăng chức cho những vị quan lớn có con gái bị lựa chọn tuẫn táng theo vua làm “thiên hộ”, “bách hộ” và được phép cha truyền con nối.

Đến thời nhà Thanh của Trung Hoa xưa, tục tuẫn táng đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, phải tới năm Khang Hy thứ 20 (tức năm 1673) thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.