TP HCM muốn có cơ chế bình đẳng giữa giáo dục công và tư để 'gỡ' vướng trong xã hội hóa

TP HCM muốn ưu tiên dành quỹ đất và vốn vay ưu đãi cho khối trường ngoài công lập. Ảnh minh họa.
TP HCM muốn ưu tiên dành quỹ đất và vốn vay ưu đãi cho khối trường ngoài công lập. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cần có những chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính... để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM, hiện nay, công tác xã hội hóa giáo dục của địa phương đang gặp nhiều khó khăn.

Sở GD&ĐT đánh giá, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, dân số cơ học cũng tăng cao làm ảnh hưởng đến công tác dự báo, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng tại một số quận, huyện có quá trình đô thị hóa cao.

Hiện các đồ án quy hoạch được sắp xếp, bố trí để xây dựng các công trình giáo dục chủ yếu quy hoạch trên đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nên chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của quy hoạch; nhiều dự án đã triển khai nhưng không thực hiện được.

Mặt khác, theo Sở GD&ĐT, các nguồn lực đầu tư từ xã hội hóa chưa được khai thông do chưa có chính sách hấp dẫn, còn nhiều khó khăn vướng mắc về quy hoạch, do đó hạn chế trong việc đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng trường học.

Riêng về thực hiện lộ trình xã hội hóa xây dựng trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học, trường chuyên biệt...) cũng gặp vướng.

Sở GD&ĐT cho biết, hiện nay, một số chủ đầu tư thành lập trường ngoài công lập không thuộc quy hoạch đất giáo dục theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch nông thôn mới đang được áp dụng.

Đồng thời, việc này cũng không có trong định hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục trường học của ngành giáo dục và đào tạo quận, huyện nên UBND quận, huyện không có cơ sở chấp thuận chủ trương thành lập nhà trường, do điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất là phải phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt.

Trước tình hình này, GD&ĐT TP HCM đề xuất, địa phương cần có cơ chế cụ thể, hấp dẫn, có giải pháp đặc thù để công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả.

Đơn cử như có những chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính... để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa.

Tiếp tục xây dựng chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đào tạo cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập từ nguồn ngân sách thành phố; ưu tiên dành quỹ đất và vốn vay ưu đãi cho khối trường ngoài công lập. Cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia một cách thuận lợi vào quá trình xã hội hóa.

Đặc biệt theo Sở GD&ĐT, cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư thành lập trường tư thục ở tất cả các ngành học.

Ban hành các cơ chế tạo sự bình đẳng giữa hệ thống giáo dục và đào tạo công lập và ngoài công lập trong tham gia đào tạo nguồn nhân lực xã hội và hưởng các hỗ trợ của ngân sách nhà nước; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học hàng đầu quốc tế mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam.

Đọc thêm

Cùng “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gieo mầm hy vọng

Em Lò Ngọc Tuệ Lâm đại diện trẻ em huyện Nậm Nhùn, Lai Châu đưa ra ý kiến về việc bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp cận thuốc lá điện tử. (Nguồn: Plan International Việt Nam)
(PLVN) - Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với trẻ em tỉnh Lai Châu vừa được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Lai Châu phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và tổ chức Plan In- ternational Việt Nam vùng Lai Châu tổ chức đầu tháng 6/2025, ấn tượng của các bác, cô chú người lớn là sự tự tin của các em nhỏ tham gia phiên đối thoại.

Kết thúc 'cuộc đua' tranh vé lớp 10 công lập Hà Nội, nhiều thí sinh và phụ huynh 'thở phào'

Thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng tại điểm thi Trường THPT Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm.

(PLVN) - 10h ngày 8/6, gần 103.000 thí sinh Hà Nội hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên năm học 2025–2026. Những giọt mồ hôi, ánh mắt lo âu tạm lùi lại, nhường chỗ cho sự nhẹ nhõm hiện rõ trên gương mặt của nhiều học sinh và phụ huynh – những người vừa bước ra khỏi một trong những “cuộc đua” cam go nhất trong đời học sinh.

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về
(PLVN) - Khi kỳ nghỉ chưa chính thức bắt đầu, nhiều phụ huynh đã mất tiền oan, có người mất cả tỷ  đồng với các chiêu trò lừa đảo tinh vi khi lợi dụng tâm lý mong muốn con tham gia các khóa học trải nghiệm mùa hè như trại hè kỹ năng, học kỳ công an, học kỳ quân đội...

Huy động mọi nguồn lực để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm các điều kiện để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày bắt đầu từ năm học 2025-2026; huy động các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên chuyên nghiệp tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục trong các nhà trường, nhất là về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống...

Sáng nay, thí sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Thí sinh Hà Nội bước vào ngày thi đầu tiên. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sáng nay, 7/6, hơn 102.000 thí sinh kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội bắt đầu bước vào kỳ thi cam go với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Buổi chiều các em thi môn Ngoại ngữ. Năm nay có 11 thí sinh được hỗ trợ làm bài thi do có vấn đề về sức khỏe...