Theo UBND TPHCM, trong 54 dự án được ưu tiên thực hiện thì phần đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và nạo vét kênh rạch chiếm phần lớn - gần 51.300 tỷ đồng (vốn được huy động hình thức PPP, ODA…); có 11 dự án chuyển tiếp thực hiện từ giai đoạn 2011-2015, với kinh phí 3.684 tỷ đồng.
Cụ thể, khoảng 1.070 tỷ đồng ngân sách sẽ được chi để giải phóng mặt bằng, tái định cư, trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh, rộng 268 ha). Trong đó, chi phí trồng cây là 90 tỷ. Đây là động thái hiện thực hóa cam kết của chính quyền thành phố nhằm giảm mùi hôi từ bãi rác Đa Phước.
Việc giảm ô nhiễm môi trường được TP HCM ưu tiên thực hiện 54 dự án với gần 64.200 tỷ đồng. Trong đó, phần đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nạo vét kênh rạch chiếm phần lớn - gần 51.300 tỷ đồng (vốn huy động hình thức PPP, ODA…).
Về phần xử lý chất thải, thành phố có chủ trương xã hội hóa kêu gọi tư nhân làm dự án xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến, công suất 1.000-2.000 tấn mỗi ngày với số vốn 2.000 tỷ đồng; kêu gọi vốn ngoài ngân sách đầu tư đồng bộ các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn là hơn 2.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2018-2020 và nhiều dự án khác.
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước |
Kế hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 cũng đưa ra mục tiêu áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60%. Chương trình cũng yêu cầu sau năm 2017 triển khai phân loại rác tại nguồn để đáp ứng và phù hợp với các công nghệ, công suất của các nhà máy xử lý chất thải rắn.
TPHCM cũng đưa ra mục tiêu áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60%. TP sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông tại các siêu thị, trung tâm thương mại và giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
TPHCM cũng yêu cầu sau năm 2017 triển khai phân loại rác tại nguồn để đáp ứng và phù hợp với các công nghệ, công suất của các nhà máy xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
Về giảm ô nhiễm môi trường do nước thải, TPHCM đặt chỉ tiêu 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Trước đó, cuối tháng 9, nhà chức trách xác định khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của bãi Đa Phước là thủ phạm gây ra mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn (quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè) trong suốt thời gian dài.
Bị yêu cầu thực hiện một số giải pháp khắc phục, VWS đòi trả lại 2.000 tấn rác (trong 5.400 tấn mỗi ngày) cho thành phố nhưng không được chấp thuận do không có căn cứ pháp lý. Động thái này của chủ đầu tư bãi rác được các chuyên gia cho là "cố tình gây sức ép" đối với chính quyền TP HCM.
Trong họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan nói, quyết tâm của thành phố là xử lý triệt để ô nhiễm ở bãi rác Đa Phước, giải tỏa bức xúc của người dân. Ông Hoan cho biết thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Theo ông Hoan, về lâu dài, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM sẽ làm việc với nhà đầu tư bãi rác Đa Phước và các đơn vị vận chuyển để thống nhất phương án thu gom, vận chuyển rác. Dự kiến, sẽ tập trung chủ yếu vào ban đêm, rút ngắn thời gian vận chuyển để tránh tình trạng "xe rác chạy suốt ngày đêm trên đường" ảnh hưởng đến người dân.
"Ngay cả rác dân lập cũng phải thay đổi, chứ không để tình trạng xe tự chế, chở rác không phủ bạt, kéo lê trên các tuyến đường như hiện nay, rất mất vệ sinh", đại diện chính quyền TP HCM nói.
TP HCM sẽ có bản đồ số và phần mềm quản lý quỹ tên đường
Trước "ma trận" tên đường gây khó khăn cho người dân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu chỉ đạo xây dựng phần mềm quản lý việc đặt, đổi tên đường cho khoa học; đồng thời lập bản đồ số để người dân dễ dàng tra cứu địa chỉ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu vừa có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường và đại học KH-XH&NV TPHCM hệ thống lại tên biển, đảo, núi sông, hồ… tiêu biểu của Việt Nam để chọn, bổ sung vào quỹ tên đường.
Bên cạnh đó, tham mưu đề xuất UBND TPHCM giải pháp điều chỉnh các tên đường không chính xác và lộ trình thực hiện cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống của người dân.
Đồng thời, điều chỉnh các tên đường mang tên nhân vật và tên gọi còn chưa thống nhất ý kiến; tên đường, công trình công cộng không có ý nghĩa, thiếu tính thẩm mỹ; các đường mang tên khác nhau của cùng một nhân vật, các đường có tên trùng nhau.
UBND TP lưu ý hạn chế tối đa dùng số để đặt tên đường. Đối với các khu đô thị mới cũng phải sử dụng quỹ tên đường. Có thể dùng số để đặt cho các tuyến đường nhỏ, ngắn trong các khu dân cư hình thành theo dự án nhỏ.
Về giải pháp có tính lâu dài, UBND TP yêu cầu xây dựng tiêu chí chọn tên, cập nhật đưa vào quỹ tên đường của thành phố. Đến tháng 6/2017 phải hoàn thành phần mềm quản lý công tác đặt, đổi tên đường.
Ngoài ra, lập biểu đồ số, hệ thống địa danh của thành phố gắn với bản đồ hành chính giúp cho người dân, doanh nghiệp, du khách tra cứu tên đường (bao gồm cả tiểu sử, tiểu dẫn), địa giới hành chính, quy hoạch thành phố; tìm các địa chỉ bệnh viện, trường học, công sở, di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh… dễ dàng hơn.