Tổng Cục đường bộ Việt Nam có "vu khống" công an Hòa Bình?

Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)
Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)
(PLO) - Tố  "CSGT Hòa Bình có dẫn xe quá tải né trạm cân" nhưng lại không có chứng cứ chứng minh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nguy cơ bị cáo buộc tội vu khống, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân?
Báo cáo không cần bằng chứng?
Như PLVN đã đưa tin trong bài viết Cảnh sát giao thông tỉnh Hòa Bình “tiếp tay” cho xe quá tải? , phản ánh việc Đoàn kiểm tra  của Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong việc xử lý xe ô tô quá tải trên Quốc lộ 6 - Hòa Bình. Đặc biệt, Đoàn công tác phát hiện một số cán bộ CSGT tỉnh Hòa Bình dẫn xe quá tải quay đầu chạy ngược về hướng Sơn La và vào những chỗ khuất để ẩn náu, tránh lực lượng chức năng.
Sau phát hiện trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã gửi báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải phản ánh vấn đề này trong công văn báo cáo số 4839/TCĐBVN-ATGT ngày 19/9 . 
Điều đáng nói là khi được hỏi về những chứng cứ cho báo cáo trên, đơn vị ban hành công văn lại không thể đáp ứng.  Ông Nguyễn Văn Huyện (Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ) cho biết, nội dung báo cáo vừa qua chỉ là nhận xét của đoàn công tác. Cũng theo ông Huyện, Tổng Cục hoàn toàn công khai rằng không có bằng chứng. Tổng Cục chỉ đưa ra đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ
 Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ
Thiếu tướng Bùi Đức Sòn - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình -  cho biết, theo điều tra ban đầu, không có chuyện CSGT dẫn xe quá tải chạy trốn.  Lãnh đạo tỉnh sẽ tiến hành một cuộc họp bàn nghiêm túc để giải quyết sự việc này một cách cụ thể, nhưng trước hết, chúng tôi đề nghị Tổng Cục đường bộ xem xét lại các nội dung trong báo  cáo. Nếu thông tin Tổng Cục đưa ra chưa chính xác, Công an tỉnh sẽ đề nghị sửa đổi để tránh dư luận hiểu nhầm. Mặt khác, hướng giải quyết tiếp theo sẽ chờ ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an cũng như phản hồi bên Bộ GTVT.
Công an tỉnh Hòa Bình cho biết sẽ tổ chức cuộc họp cùng với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (Tổng Cục 7 – Bộ Công an) và các cơ quan có trách nhiệm thuộc Bộ để xử lý thông tin trong báo cáo của Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an cũng đang chỉ đạo và theo dõi rất sát về kết quả giải quyết vụ việc này.
Công văn có dấu hiệu vụ không?

Để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, PV PLVN đã có cuộc trao đổi với luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco - Hà Nội). Luật sư Phong đánh giá, đây là báo cáo của một cơ quan, mang tính tập thể chứ không của cá nhân nào nên khó quy trách nhiệm cá nhân.

Tuy nhiên ông Phong cho rằng, tạm bỏ qua chủ thể báo cáo, nếu Tổng cục Đường bộ không đưa ra được bằng chứng, có thể coi đó là hành vi vu khống. "CSGT là lực lượng thực thi công vụ. Việc đánh giá có hành vi trái pháp luật khiến họ bị hạ thấp uy tín, ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sỹ CAND." - ông Phong nói.
Văn bản ký ngày 25/9 của Tổng Cục đường bộ
Văn bản ký ngày 25/9 của Tổng Cục đường bộ
Báo cáo số 4839/TCĐBVN-ATGT ngày 19/9 của Tổng cục đường bộ phản ánh có hiện tượng CSGT dẫn đường cho xe tải né trạm cân
Báo cáo số 4839/TCĐBVN-ATGT ngày 19/9 của Tổng cục đường bộ 
phản ánh có hiện tượng CSGT dẫn đường cho xe tải né trạm cân

Vị luật sư này cũng cho biết, báo cáo của Tổng Cục đường bộ còn thể hiện trình độ thực thi công vụ của công chức Nhà nước. Khi báo cáo lên cấp trên về một vấn đề, có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác. Người báo cáo phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện trao đổi bằng miệng giữa các cá nhân với nhau mà là văn bản chính thức của một cơ quan nhà nước. Nội dung đó gây ảnh hưởng tiêu cực đối với dư luận rất lớn.

"Báo cáo của Tổng Cục đường bộ hơi tùy tiện, chủ quan." - ông Phong nhận xét.

Theo ông Phong, nếu không đưa ra được bằng chứng, Tổng Cục đường bộ nên đính chính lại thông tin này. Mặt khác, về phía Công an tỉnh Hòa Bình, nếu khẳng định không có hiện tượng tiêu cực như trong báo cáo, họ có quyền gửi công văn yêu cầu Tổng cục Đường Bộ đính chính, thậm chí xin lỗi công khai.

Theo luật sư Phong, Công an Hòa Bình cần điều tra cặn kẽ xem Tổng cục Đường Bộ có cơ sở gì khi đưa ra nhận định như vậy. Sau đó, Công an Hòa Bình cũng như Bộ Công an nên có thông tin công khai và thái độ dứt khoát về việc này để dư luận hiểu rõ về sự việc. Qua đó người dân càng thấy tin tưởng, tâm phục khẩu phục về cách làm việc của các cơ quan nhà nước.
Một cán bộ của Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp cũng nhận xét: Báo cáo của Tổng Cục đường bộ là một văn bản chính thức của cơ quan Nhà nước, có chữ ký, con dấu đầy đủ. Nếu không đúng, phải xem xét trách nhiệm đối với người đưa ra nội dung trong báo cáo. Một cơ quan ban hành văn bản không thể tùy tiện đưa nội dung nào vào cũng được. Đưa nội dung là phải có cơ sở. Theo nguyên tắc chế độ thông tin báo cáo, người nào đóng dấu, ký xác nhận giấy trắng, mực đen, người đó phải chịu trách nhiệm về nội dung. Đưa ra đánh giá trên giấy rồi cũng không thể tùy tiện rút lại.
Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể lời lẽ trong báo cáo. Nếu thông tin đưa ra chỉ là "nghi ngờ", có thể không vấn đề gì. Nếu lời lẽ khẳng định mà thông tin không chính xác, người báo cáo phải bị xem xét trách nhiệm và xử lý tùy mức độ./.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.