Tổng cục Dự trữ Nhà nước bị “tố” “thông thầu” tại dự án mua sắm phao áo cứu sinh

Thông báo kết quả trúng thầu mua 301.200 phao áo cứu sinh được Tổng cục Dự trữ Nhà nước đăng tải trên website ngày 05/01/2017.
Thông báo kết quả trúng thầu mua 301.200 phao áo cứu sinh được Tổng cục Dự trữ Nhà nước đăng tải trên website ngày 05/01/2017.
(PLO) - Cả 3 gói thầu mua sắm 301.200 chiếc phao áo cứu sinh do Tổng cục Dự trữ Nhà nước làm chủ đầu tư bị "tố" đã thay đổi một số nội dung quan trọng trong hồ sơ mời thầu...

Sai phạm nghiêm trọng

Phao áo cứu sinh là điều quan trọng sống còn để bảo đảm an toàn, tính mạng của người dân và các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong cơn bất trắc mưa lũ, tuy nhiên, theo phản ánh dư luận, cả 03 gói thầu mua 301.200 chiếc phao áo cứu sinh do Tổng cục Dự trữ Nhà nước làm bên mời thầu đã chủ động thay đổi một số nội dung quan trọng trong hồ sơ mời thầu (HSMT) khác với thông lệ dẫn đến tình trạng “quân xanh quân đỏ” và nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước tại những gói thầu này.

Theo đó, ngày 05/01/2017, thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu được Tổng cục Dự trữ Nhà nước (số 343 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) phát đi cho thấy, gói thầu số 01: mua 122.000 chiếc phao áo cứu sinh nhập kho dự trữ quốc gia thuộc các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (Cục DTNNKV): Hà Nội, Tây Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh; gói thầu số 02: mua 129.200 chiếc phao áo cứu sinh nhập kho dự trữ quốc gia thuộc các Cục DTNNKV: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Cửu Long, Tây Nam Bộ; gói thầu số 03: mua 50.000 chiếc phao áo cứu sinh nhập kho dự trữ quốc gia thuộc các Cục DTNNKV: Hà Nội, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ, đều nằm gọn trong tay của một đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần Dệt may Nam Việt, có địa chỉ tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Gói thầu mua phao áo cứu sinh sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Gói thầu mua phao áo cứu sinh sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

Từ kết quả thông báo được Tổng cục Dự trữ Nhà nước đưa ra, sự việc chẳng có gì đáng nói nếu đơn vị trúng thầu khiến ai cũng phải tâm phục, khẩu phục bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, nhưng trớ trêu thay, đơn vị trúng thầu này lại vấp phải nhiều ý kiến hoài nghi về kết quả đấu thầu, cũng như hàng loạt các nghi vấn bên mời thầu có vẻ đã “đặt gạch” trước cho nhà thầu “ruột” dễ dàng trúng thầu khi thay đổi nhiều điều kiện bắt buộc khác với thông lệ trong HSMT.

Năm 2013, gói thầu mua phao áo cứu sinh của Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiều quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng của hàng hóa.
Năm 2013, gói thầu mua phao áo cứu sinh của Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiều quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng của hàng hóa.

Cụ thể, tại một gói thầu cung cấp phao áo cứu sinh vào năm 2013, hồ sơ mời thầu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước đưa ra các điều kiện bắt buộc nhà thầu phải có tài liệu chứng minh sự phù hợp (đáp ứng) của hàng hóa là “… phải kèm theo 2m2 mẫu vải bọc ngoài và 1m2 ruột xốp, có chữ ký và đóng dấu của đơn vị dự thầu và đơn vị kiểm tra thử nghiệm mẫu. Phiếu kiểm tra phải được người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký tên, đóng dấu”.

Bên cạnh đó, HSMT còn yêu cầu “Bản chính Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm (hoặc sản phẩm mẫu) do Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, thử và cấp còn hiệu lực tối thiểu tính đến thời điểm đóng dấu kèm theo 01 chiếc phao áo cứu sinh mẫu có xác nhận của Cục Đăng kiểm Việt Nam (đóng dấu hoặc dán tem)”. Đây là những điều kiện để bên mời thầu có thể đánh giá và kiểm soát được chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày từ khâu dự thầu, cũng như tính minh bạch của gói thầu khi được một cơ quan chuyên môn có tư cách pháp nhân độc lập đánh giá khách quan về kiểu cách sản phẩm.

Điều này cũng phù hợp với mục 4.2.1.4 của QCVN 07: 2012/BTC - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định: “Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp; Giấy chứng nhận và biên bản kiểm tra lô hàng do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp (sau đây gọi là Đăng kiểm)”.

Ở cả 03 gói thầu mua 301.200 pháo áo năm 2016 không nhắc đến vai trò của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm.
 Ở cả 03 gói thầu mua 301.200 pháo áo năm 2016 không nhắc đến vai trò của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm.

Thay đổi các quy định chặt chẽ trên, tại 03 gói thầu mua 301.200 chiếc phao áo cứu, Tổng cục Dự trữ Nhà nước áp đặt chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm trên cơ sở đề xuất kỹ thuật của nhà thầu và kết hợp đối chiều với các chỉ tiêu do nhà thầu trích dẫn tại các tài liệu chứng minh sự phù hợp  của hàng hóa theo quy định tại Mục 11.4 Chương II của HSMT. Thế nhưng, tại  mục chỉ dẫn nhà thầu 11.4,  bên mời thầu chỉ yêu cầu nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu các tài liệu như: Nhà thầu nêu rõ từng chỉ tiêu kỹ thuật của phao áo cứu sinh theo các yêu cầu tại Chương V của HSMT; Nhà thầu đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng; Nhà thầu cam kết về việc cung cấp các tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa theo yêu cầu tại Mục 5.3 Chương này.

Tức là để chứng minh về tính hợp lệ của hàng hóa, nhà thầu chỉ cần cam kết trên giấy về việc cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) hoặc tài liệu có giá trị tương đương và Giấy chứng nhận chất lượng (CQ) hoặc tài liệu có giá trị tương đương đối với hàng hóa do nhà thầu chào để chứng minh tính hợp lệ. Đến thời điểm giao nhận hàng hóa với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa nêu trên cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Như vậy, có thể thấy rõ, vai trò kiểm định chất lượng hàng hóa của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định  tại mục 4.2.1.4 của QCVN 07: 2012/BTC - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 131/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính không hề được nhắc đến trong các gói thầu này.

Dư luận cho rằng, đây chính dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục Dữ trữ Nhà nước trong nguyên tắc quản lý hàng hóa dự trữ quốc gia, tạo kẽ hở pháp luật để doanh nghiệp có năng lực yếu kém có thể tham gia gói thầu dẫn đến nguy cơ chất lượng hàng hóa được cung cấp có phẩm chất kém được đưa vào lưu trữ, sử dụng, có thể làm thất thoát tài sản nhà nước ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng.

Cũng cần phải nói thêm, theo cam kết của Công ty Cổ phần Dệt may Nam Việt sẽ phải thực hiện 3 gói thầu cung cấp hơn 301.000 chiếc phao áo cứu sinh trong thời hạn 130 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Với áp lực thời gian như vậy, mỗi ngày, doanh nghiệp này đều phải sản xuất trên 2.000 chiếu phao áo, đây là thách thức rất lớn đối với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia cung cấp áo pháo trên thị trường.

Chuẩn đánh giá của gói thầu do Tổng cục Dự trữ Nhà nước đưa ra.
 Chuẩn đánh giá của gói thầu do Tổng cục Dự trữ Nhà nước đưa ra.

Gói thầu cung cấp 301.000 chiếc phao áo cứu sinh được thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nói cách khác là từ tiền thuế của nhân dân. Nếu cuộc đấu thầu vì một lẽ nào đó lại sử dụng các sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật được mua gom trôi nổi trên thị trường, tuồn vào kho dự trữ quốc gia thì người chịu thiệt là người dân. Và càng không thể tưởng tượng được hậu quả nếu việc làm trên trở thành sự thật, bởi lẽ phao áo cứu sinh là các sản phẩm hàng hóa được sử dụng trong công tác cứu hộ, cứu người bị gặp nạn trong mùa bão lũ triền miền ở Việt Nam.

Dư luận có lý khi nghi ngờ

Từ kết quả thông báo trúng thầu của Tổng cục DTNN, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn về quá trình đấu thầu, cùng hàng loạt các nghi vấn bên mời thầu “dàn xếp”, thay đổi nhiều điều kiện bắt buộc khác với thông lệ trong hồ sơ mời thầu (HSMT) để cho nhà thầu này dễ dàng trúng thầu.

Dư luận cho rằng, tại một gói thầu mua sắm phao áo cứu sinh của Tổng cục DTNN vào năm 2013 thì các quy định, điều kiện cung cấp phao áo cứu sinh rất chặt chẽ và được Cục đăng kiểm Việt Nam kiểm định cẩn thận từ khâu dự thầu. Cũng là để kiểm soát, đánh giá chất lượng hàng hóa và cũng thể hiện tính minh bạch của gói thầu ngay từ khâu dự thầu.

Thế nhưng tại 03 gói thầu này, những quy định, điều kiện yêu cầu bị thay đổi, Tổng cục DTNN chỉ áp đặt chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm trên cơ sở đề xuất kỹ thuật của nhà thầu và kết hợp đối chiều với các chỉ tiêu do nhà thầu trích dẫn tại các tài liệu chứng minh sự phù hợp  của hàng hóa theo yêu cầu trong HSMT.

Để chứng minh về tính hợp lệ của hàng hóa, nhà thầu chỉ cần cam kết…trên giấy về việc cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), tài liệu có giá trị tương đương, giấy chứng nhận chất lượng (CQ) hoặc tài liệu có giá trị tương đương đối với hàng hóa do nhà thầu chào để chứng minh tính hợp lệ.

Đến thời điểm giao nhận hàng hóa với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, nhà thầu chỉ cần cung cấp các tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa nêu trên cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Như vậy, vai trò kiểm định chất lượng hàng hóa của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định 2012/BTC - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 131/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính không hề có trong các gói thầu này.

Đây là chi tiết bị dư luận nghi ngờ, việc làm này sẽ tạo kẽ hở pháp luật để doanh nghiệp có năng lực yếu kém trúng thầu, dẫn đến nguy cơ chất lượng hàng hóa được cung cấp kém chất lượng được đưa vào lưu trữ, sử dụng gây thất thoát tài sản nhà nước.

Năm 2013, gói thầu mua phao áo cứu sinh của Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiều quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng của hàng hóa.
Năm 2013, gói thầu mua phao áo cứu sinh của Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiều quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng của hàng hóa.

Bên cạnh đó, theo cam kết, Công ty Cổ phần Dệt may Nam Việt sẽ phải thực hiện 3 gói thầu cung cấp hơn 301.200 chiếc phao áo cứu sinh trong thời hạn 130 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Với áp lực thời gian như vậy, mỗi ngày, doanh nghiệp này đều phải sản xuất trên 2.000 chiếu phao áo cứu sinh?.

Đại diện Tổng cục DTNN nói gì?

Trả lời liên quan đến những nghi vấn này, ông Dương Đức Minh – Vụ trưởng Vụ quản lý hàng – Tổng cục DTNN cho biết, nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng đối với phao áo cứu sinh, khiếu nại cho rằng các tiêu chuẩn, cách thức thực hiện “mới lạ” gây bất ngờ cho nhà thầu.

Về nội dung này, ông Minh giải thích, việc đấu thầu phao áo cứu sinh năm 2013 và năm 2016 đều thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật của kiểu phao áo số 02, được quy định tại Thông tư 131/2012/TT-BTC ngày 13/8/2012 của Bộ Tài chính (QCVN 07: 2012/BTC).

Lý giải vì sao hồ sơ mời thầu năm 2016 không yêu cầu nhà thầu phải gửi phiếu kết quả kiểm tra và mẫu vải, mẫu ruột xốp kèm theo khi nhà thầu tham gia dự thầu như trước đây. ông Minh cho biết thêm, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Tổng cục DTNN nhận thấy, để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhà thầu có thể mua một số chiếc phao áo mẫu với tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu để lấy kết quả kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền, nhằm lấy xác nhận là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 

Phiếu kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền mà nhà thầu cung cấp trong thời điểm nộp hồ sơ dự thầu không thể hiện được chất lượng của lô phao áo nhập kho DTQG khi thực hiện hợp đồng.

Theo quy định của Thông tư 131/2012/TT-BTC  và của hồ sơ mời thầu, khi trúng thầu và thực hiện hợp đồng, nhà thầu vẫn phải lấy mẫu trong lô phao áo sẽ nhập kho DTQG để đi kiểm tra và lấy phiếu kết quả kiểm tra của Đăng kiểm Việt Nam hoặc tại các phòng thử nghiệm VILAS hoặc tại các Trung tâm tiêu chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện. Như vậy, việc yêu cầu nhà thầu gửi kèm phiếu kết quả kiểm tra trong hồ sơ dự thầu sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính và chi phí dự thầu (2 lần).

Đại diện Tổng cục DTNN cũng cho rằng, việc kiểm tra chất lượng phao áo nhập kho DTQG được thực hiện và kiểm soát rất chặt chẽ khi nhà thầu giao hàng, bảo đảm đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật mới được nhập kho, trong đó phải kèm theo phiếu kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nêu trên đối với các chỉ tiêu kỹ thuật của phao áo cứu sinh. 

“Việc làm này là để giảm thủ hành chính và các chi phí tham gia dự thầu, tăng số nhà thầu tham dự, tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu”, ông Dương Đức Minh nói. 

“Lùng nhùng” vẫn chưa được sáng tỏ...

 Đáp lại những trả lời này, dư luận lại cho rằng những điều giải thích này chưa rõ ràng, trong đó có một số nội dung tại mục B (về tài liệu chứng minh sự phù hợp của hàng hóa có đoạn Hồ sơ dự thầu không thể hiện được chất lượng của lô phao áo).

Bên cạnh đó, dư luận chú ý tới hồ sơ dự thầu từ năm 2013 trở về trước thì nhà thầu bắt buộc phải đáp ứng:

Trong HSMT điều kiện bắt buộc đối với nhà thầu phải có một hợp đồng tương tự với gói thầu đang làm. Dư luận nghi vấn hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần dệt may Nam Việt là nhà thầu xếp hạng thứ nhất không có hợp đồng tương tự thật sự, mà thay vào đó là hợp đồng khống?. 

Lý do để nghi vấn đó là, công ty cổ phần dệt may Nam Việt vốn là một công ty chuyên về may mặc và không chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất áo phao cứu sinh thì đương nhiên không thể đứng thứ nhất trong việc xét duyệt để đánh giá là nhà thầu số một để “đàng hoàng” đi vào vòng xét tuyển thứ hai để đánh giá về tài chính.

Ở cả 03 gói thầu mua 301.200 pháo áo năm 2016 không nhắc đến vai trò của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm.
Ở cả 03 gói thầu mua 301.200 pháo áo năm 2016 không nhắc đến vai trò của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm.

Bên cạnh đó, kèm theo hồ dự thầu của nhà thầu từ năm 2013 trở về trước, Bộ Tài chính là cơ quan điều hành về chủ trương tiêu chí xét thầu, Tổng cục DTNN là cơ quan chịu sự điều hành và thực hiện, bắt buộc các nhà thầu khi dự thầu cung cấp phao áo cứu sinh phải có mẫu vải, mẫu ruột xốp và một số áo phao mẫu tất cả đều phải qua cơ quan Cục đăng kiểm cấp chứng nhận.

Những tiêu chuẩn khắt khe trên đã đưa các nhà thầu thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của Quốc gia về cung cấp hàng hóa vào Tổng cục DTNN, những hàng hóa trôi nổi trên thị trường không có cơ hội len lỏi vào kho DTQG từ khâu xét duyệt hồ sơ. Và cũng là để phân loại giữa hàng hóa được mua sắm bằng nguồn ngân sách của nhà nước khác biệt so với hàng hóa mua trôi nổi thị trường. 

Dư luận đặt ra câu hỏi ai là người đã chủ động đặt ra đề xuất thay đổi nội dung trên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp không đủ năng lực như Công ty Nam Việt tham gia gói thầu cung cấp 301.200 chiếc phao áo cứu sinh? 

Việc không có mặt của cơ quan Đăng kiểm trong toàn bộ quá trình kiểm duyệt hàng hóa vào kho DTQG là việc làm sơ hở kiểu “nâng barie”, “bật đèn xanh” cho những loại hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng tuồn vào kho DTQG. Dư luận lo lắng, điều gì sẽ xảy ra trong những đợt bão lũ triền miên sắp tới số hàng hóa kém chất lượng được sử dụng cho đồng bào, cán bộ và chiến sĩ....

Vì sao phải né tránh? 

Liên quan đến vụ việc đang gây “lùm xùm” dư luận này, để được thỏa đáng khách quan, phóng viên Báo PLVN đã liên hệ làm việc trực tiếp với đại diện Tổng cục dự trữ nhà nước.

Sau khi liên hệ với ông Lê Văn Dương - Chánh văn phòng Tổng Cục DTNN, ông này cho biết người có trách nhiệm, đại diện Tổng Cục DTNN làm việc với báo chí về việc này là ông Dương Đức Minh – Vụ trưởng Vụ quản lý hàng (Tổng Cục DTNN).

Tại buổi làm việc của PV Báo PLVN với ông Dương Đức Minh liên quan đến những nghi vấn đấu thầu “khuất tất”, sự "vắng mặt" của Cục đăng kiểm Việt Nam tại 3 gói thầu trên, nghi vấn nhà thầu là Công ty cổ phần Dệt may Nam Việt đưa hợp đồng tương tự khống trong hồ sơ năng lực vì công ty này không chuyên về sản xuất phao áo cứu sinh, PV Báo PLVN đề nghị ông Minh cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc đấu thầu 03 gói thầu này. Và đặc biệt, trước những nghi vấn của dư luận về việc kê khai hợp đồng tương tự khống của Công ty cổ phần Dệt may Nam Việt đề nghị Tổng Cục DTNN có chứng minh khách quan.

Hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc đấu thầu 03 gói thầu trên.
Hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc đấu thầu 03 gói thầu trên.

Thế nhưng, trái lại với thái độ nghiêm túc làm việc của PV, ông Minh lại tỏ thái độ bất hợp tác.

Mặc dù vậy, ông Minh cũng cho biết: “Việc này sau khi báo phản ánh, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài chính vào cuộc làm rõ sự việc nên chúng tôi chưa thể cung cấp gì được, chúng tôi đợi kết luận của Thanh tra”. Đồng thời, ông Minh cũng cho biết, phía Thanh tra Bộ Tài chính đã đến làm việc với Tổng Cục DTNN để làm rõ về vụ việc.

Thắc mắc về việc không có mặt của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại 03 gói thầu này, PV đề nghị ông Minh cho biết Tổng Cục DTNN là đơn vị lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu hay thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thì ông Minh ậm ờ trả lời: “Cái này Tổng cục làm, tôi không nắm rõ lắm” .

Những trả lời chưa rõ ràng, hành động thiếu nghiêm túc của ông Minh khiến dư luận lại càng bức xúc trước những nghi vấn trên.

Về sự "vắng mặt" của cơ quan Đăng kiểm trong toàn bộ quá trình kiểm duyệt hàng hóa vào kho DTQG là việc làm sơ hở kiểu "nâng barie" khiến những loại hàng hóa trôi nổi kém chất lượng tuồn vào kho DTQG. Điều gì sẽ xảy ra trong những đợt bão lũ triền miên sắp tới số hàng hóa kém chất lượng được sử dụng cho đồng bào, cán bộ và chiến sĩ....

Ngoài thông tin như ông Minh cho biết Thanh tra Bộ Tài chính đã vào cuộc, Báo PLVN đề nghị Cục quản lý đấu thầu (Bộ kế hoạch và đầu tư), cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) cùng các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc để tài sản nhà nước không bị lãng phí, hàng hóa đưa vào kho Dự trữ nhà nước được đảm bảo.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).