Phía sau song sắt - (Kỳ 2): "Nụ hồng" bị cuộc đời vùi dập

(Hình minh họa).
(Hình minh họa).
(PLVN) - Lớn lên ở khu ga đất Cảng nên Nguyễn Lan Hương (còn gọi là Hương “bộ đội”, SN 1972, quê Hải Phòng) đã sớm chứng kiến những thói hư tật xấu của cuộc đời. Biết đó là những thứ xấu xa cặn bã, nhưng để tránh được cám dỗ không hề đơn giản, nhất là khi gánh nặng mưu sinh luôn đè nặng lên con người nơi đây... 

* Phía sau song sắt - (Kỳ 1): Phận gái nổi nênh mười hai bến nước

Tận đáy xã hội

Sống ở nơi đầu ga bến tàu, việc phải chứng kiến cảnh trộm cắp, cướp giật, nghiện hút, rồi con nghiện ma túy sốc thuốc chết không phải hiếm gặp. Một hai lần đầu Hương còn cảm thấy bỡ ngỡ, honagr hốt nhưng khi mọi việc diễn ra thường xuyên, liên tục thì nó lại dần cảm thấy bình thường, với nơi ở của nó điều đó đã thành thông lệ, tạo thành thói quen  ngay cả với những đứa trẻ là nó. Nhưng nó không còn cảm thấy sợ hãi, bởi bên cạnh luôn có bố mẹ gồng mình bảo vệ, che chở cho nó.

Cũng đã nhiều lần bố mẹ nó muốn rời đi nơi khác, để bảo vệ con cái và chính mình. Vậy nhưng giữa phố phường đất chật người đông thế này, chẳng có nơi nào phù hợp với túi tiền còm cõi nà bố mẹ nó có. Cuộc sống đôi khi chẳng thể chiều theo lòng người.

Nó cũng tận mắt chứng kiến rất nhiều lần những người mặc cảnh phục tới đây bắt bớ, đuổi đám nghiện. Vậy nhưng, điều đó như thể một cuộc đuổi bắt bất tận không hồi kết như bộ phim hoạt hình “Hãy đợi đấy” trình chiếu hàng ngày. Bởi cứ người này bắt đi thì người khác lại đứng ra bán. Cứ đám nghiện này bị đuổi đi thì lại có đám nghiệm khác chạy tới. Như thể cái vòng tròn tiền và ma túy tại nơi này chẳng bao giờ có thể dừng lại. Sống chung giữa chốn tệ nạn, hàng ngày chấp nhận nó trong mắt như một phần của cuộc sống làm sự ngây thơ của con trẻ cũng dần biến mất trong tâm hồn nó. Thay vào đó là một sắc màu u tối như bầu trời ngày giông bão, có cả cảm giác mơ hồ về cuộc sống trước mắt kia.

Rồi mẹ mang bầu đứa em trai, chẳng biết phải do tuổi xuân luôn phải cố gắng gồng mình vắt kiệt sức lao động mà mưu sinh hay không mà thời điểm đó sức khỏe của mẹ yếu đi trông thấy, chẳng thể ra ngoài nhặt phế liệu hay bất cứ công việc gì khác. Gánh nặng gia đình dồn cả lên vai bố nó, cơm ăn, áo mặc rồi cả tiền học phí hàng tháng của nó. Cứ hết thời gian làm việc ở cảng xong, bố lại trở về đầu đường chạy xe ôm cả đêm.

Chiếc xe máy Longcin tầu, cũng là thứ tài sản duy nhất có giá trị trong căn nhà đó lúc mấy giờ. Mọi sự cố gắng của bố cũng chẳng mang lại đủ một cái nhu cầu giản đơn cho cả gia đình là miếng cơm. Vẫn bữa đói bữa no, vẫn chẳng một đồng phòng thân nhỡ khi ốm đau, nhỡ ngày mẹ chở dạ. Và sự túng quẫn theo bám con người khiến họ dần thay đổi theo chiều hướng xấu. Cũng bắt đầu từ đó mà căn nhà, chốn bình yên tuổi thơ nó bắt đầu cuộn sóng như một biển ngày giông bão. Dai dẳng chẳng biết bao giờ ngưng.

Nụ hồng trinh nguyên bị cuộc đời vùi dập.
Nụ hồng trinh nguyên bị cuộc đời vùi dập.  

Trong màn đêm mưu sinh, mọi sự cố gắng chỉ để mang về cho con thơ, vợ bầu một bữa cơm đầy đủ mà chẳng thể được. Cám cảnh đời, vắt kiệt sức lao động cũng chẳng nổi mong ước giản dị. Trong khi đó, mọi người xung quanh, ngay trong xóm đường tàu ấy cũng chẳng phải cố gắng nhiều như mình, vẫn đủ cơm ăn, áo mặc, thậm chí có cả vàng để đeo.

Với suy nghĩ như vậy, bố nó bước chân vào con đường đầy tội lỗi. Nhận thấy nhu cầu mua “hàng trắng” đêm hôm của các con nghiện chẳng đủ đáp ứng. Sau vài cuốc chở khách thuê là “đám gái bán hoa” và nghiện ngập tìm chỗ mua thuốc lẻ trong đêm, bố nó mua sỉ lại hàng của đám buôn gần nhà và bán lẻ cho khách kiếm lời. Ban đầu thì còn giấu giếm cắt hàng, chia nhỏ gói thành từng cục nhỏ mang đi.

Sau thì mang luôn về nhà, bày ra giường mà làm trước sự chứng kiến của cả hai mẹ con nó lúc bấy giờ. Chắc bởi sự nghèo đói, túng quẫn khiến con người bị ngâm lâu ngày trong đó sẽ dần trở nên chai sạn trước mọi suy nghĩ thiện lương. Hoặc là mẹ cũng cùng cách nhìn nhận đời giống bố mà bà cũng chẳng lên tiếng than vãn hay trách móc nửa lời. Chỉ thấy mẹ nhìn bố rồi lặng lẽ thở dài, đến cạnh bên giúp một tay. 

Ngày ấy nó biết, mẹ mang bầu mệt mỏi nhưng đêm nào cũng vậy, mẹ trằn trọc xoay người đợi nghe tiếng bố mở cửa về nhà. Cứ mỗi lần tiếng xe vang lên trong đêm, mẹ lại mở mắt, không phải tiếng xe quen thuộc của bố, mẹ lại cựa mình, nhắm hờ mắt chờ đợi. Có lẽ những ngày ấy, chỉ khi nào bố về tới nhà nhà, mẹ nó mới có thể ngủ yên. Màn đêm luôn tiềm ẩn những hiểm nguy mà chẳng ai được báo trước, nhất là nơi đường tàu thành phố này.

Từ ngày bố làm thêm công việc khi pháp đó, mẹ nó đã già trước tuổi lại càng thêm nhăn nhúm vầng trán bởi lo âu, suy nghĩ. Bởi ngay con đường nhỏ này, nhiều người dính vào việc đó không sớm thì muộn đều bị người ta tới còng tay giải đi. Nhưng cuộc sống dường như không cho gia đình nó bất cứ một sự lựa chọn nào. Nhận thức khi đó của nó chưa đủ lớn để biết được hai dự báo trước tương lai sắp tới. Nhưng cũng từ đó mà gia đình nó bắt đầu chẳng phải để cái bụng lép kẹp đi ngủ nữa. Mọi vật dụng bắt đầu xuất hiện, trang trí cho căn nhà nhỏ ấy.

Và những điều nó từng ao ước rồi để trôi theo dòng lãng quên lại xuất hiện nhờ những đồng tiền mà bố mang về. Đơn giản chỉ là một bộ váy trắng cuốn bèo như công chúa thôi, cũng đủ làm nó mang cả nụ cười trong giấc mơ đêm. Niềm vui nhỏ đó của nó ngày đó được đánh đổi bằng tháng này lao lý sau này của cha. Nếu được đổi lại, tuổi thơ nó sẽ không cần những thứ đó, nhưng cuộc đời mà, nếu chỉ là nếu mà thôi. Điều đã qua theo thời gian thường chẳng thể thay đổi.

Trước khi làm việc này, bố nó đã đoán trước được kết cục sẽ phải nhận lấy ở tương lai nhưng chẳng có lựa chọn nào khác cho cuộc sống lúc mấy giờ nên đành chấp nhận tất cả. Và cái công việc đó cũng chẳng tồn tại được bao lâu, cũng giống như đám người mưu sinh nơi đây, bằng nghề này. Người ta tới khám lục soát nhà nó, bới tung lên để tìm cái thứ đó sau khi đã còng tay bố ra sau lưng.

Cũng từ cái buổi chiều hôm đó bố không trở về căn nhà ấy nữa, kể cho hai mẹ con nó mòn mỏi ngóng đợi. Khác với những lần trước chỉ được nghe những lời đồn đoán từ hàng xóm xung quanh, lần này, gia đình nó chính là tâm điểm của dư luận. Miệng đời bảo: “Trông vậy mà ngấm ngầm nào khác gì ai”. Đúng là cách bố làm cũng kín như bưng, vậy nhưng chẳng thoát nổi lưới trời. Bố dựa vào nghề xe ôm trong đêm vừa vận chuyển, vừa bán lẻ ma túy cho khách luôn.

Đa phần khách mua hàng của bố đều là chỗ quen biết thì mới bán. Mà cẩn thận tới mức không bán tại nơi đỗ xe hàng ngày, khách cần liên lạc qua điện thoại, bố sẽ giao hàng tận nhà tất nhiên thêm phí tiền xăng xe. Còn với đám khách tới trực tiếp hỏi mua, bố sẽ thu tiền trước và chở khách lòng vòng vài chỗ vắng nữa mới tới chỗ hàng đã được giấu sẵn. Vậy nhưng khôn ngoan không lại với giời, chính những thằng khách ruột của bố nó tin tưởng, lại chính là kẻ phản bội đưa bố nó vào vòng lao lý. 

Với số hàng vừa nhập về bán lẻ cho khách bị khám được và thu giữ, bố nó bị cất vào cái kho của pháp luật tận 15 năm. Thường thì con người khi phạm phải sai lầm trong cuộc sống, thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận và bị người đời chỉ trích, nói do chính bản thân. Vậy nhưng khi ngẫm lại nó bảo: “Ngày đó cũng bởi hoàn cảnh quá túng quẫn, tất cả những gì bố làm đều vì cuộc sống của mẹ con em. Vậy nên trong suy nghĩ của em chưa từng một lần dám oán trách bố”. Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu của chuỗi tháng ngày gian khó đó đối với nó.

Bố đi để lại mẹ sắp tới ngày vượt cạn cùng với nó loay hoay trong căn nhà bộn bề, đầy rẫy những hiểm nguy rình rập. Mẹ suy sụp dẫn tới đứa em ra đời sớm hơn dự tính. Còn vài đồng bạc bố để lại cũng phải dồn hết vào nuôi dưỡng đứa em trong lồng kính và chữa bệnh cho mẹ. Rồi tới căn nhà cũng được bán đi để nuôi em trai nó, sau khi mẹ được chuyển về bệnh viện tâm thần bởi chẳng thể vượt qua cú sốc đó. Nó được bà ngoại mang sang gửi tạm nhà dì trên đường Lạch Tray để phụ giúp bán hàng. Vậy đấy, chỉ trong phút chốc, tai họa ập xuống căn nhà nghèo hèn đó làm nó tan tác biệt ly. Bắt đầu từ đó, nó thôi học, bước vào cuộc sống mưu sinh khi mới chỉ là đứa trẻ.

Vẫn khao khát cháy bỏng một tình yêu

Cuộc sống của dì nó cũng chẳng khấm khá hơn nhà nó trước kia là bao. Ngày nó tới ở, dì cũng vừa bước qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cưới chồng phố như ước mơ, vậy nhưng cưới nhầm gã trăng hoa ong bướm. Không chấp nhận cuộc sống chung chồng với bất cứ ở đàn bà nào khác nên bế con dứt áo ra đi. Học hành thì chẳng tới đâu, cũng may dì có chút vốn dặn lưng nên ra đoạn đường này thuê một cửa hàng nhỏ vừa sống, vừa làm cắt tóc, gội đầu, mưu sinh qua ngày. Lúc này nó mới chỉ 13 tuổi, vậy nhưng cơ thể phát triển sớm, ra dáng một thiếu nữ.

Lại thừa hưởng cái gen từ nhà nội nên nhìn đẹp lạ. Hàng ngày cùng dì gội đầu cho khách, rảnh rỗi lại thay dì trông em. Cửa hàng hôm nào cũng mở cửa từ sáng sớm tới tận tối khuya đón khách. Diện tích chỉ hơn chục mét vuông vừa để kinh doanh, vừa ăn ở nên ở giữa có một cửa kéo nhựa ngăn cách. Khách tới đây đa phần là mấy gã đàn ông đứng tuổi, gội đầu thì chốc lát nhưng cứ nằm ườn ra ghế mà buông lời lảlơi với dì nó. Ngày đó nó thắc mắc, phải chăng làm cái nghề này thì phải “chiều khách” hay sao mà cứ mỗi lúc có khách say xỉn tới buông lời tục tĩu, thậm chí tay chân còn động chạm vào người mà dì cũng chỉ biết tránh né chứ không dám có thái độ gì khác. Phải chăng để có đồng tiền, con người bắt buộc phải đánh đổi bằng một số thứ, đôi khi cả nhân cách lẫn tâm hồn.

Từ ngày nó xuất hiện ở con phố đó, trung tâm là cửa hàng đó bắt đầu đông lên trông thấy. Bắt đầu xuất hiện cả đám thanh niên choai choai ra vào gội đầu chỉ để ngắm nhìn nó, chờ đôi bàn tay của nó chạm vào đầu. Ngay cả đám khách trung niên cũng chuyển hướng bông đùa, trêu ghẹo sang nó. Ngày nào cũng vậy, những câu nói, những ánh mắt xoáy lên thân thể làm nó ngượng chín người chẳng biết phải làm sao. Chẳng ai dạy nó cách ứng xử hay hành xử thế nào, mọi thứ nó đều phải tự cảm nhận, tự chịu đựng.

Thời gian sau, không gian chật chội đó lại xuất hiện thêm một người đàn ông thường xuyên qua lại cả ngày lẫn đêm. Đó là bạn trai mới của dì, họ sống với nhau như vợ chồng mà chẳng cần luật pháp nào cho phép. Cứ mỗi lần bạn dì ở lại qua đêm thì hai chiếc ghế chuyên dùng gội đầu hàng ngày được kề sát vào nhau làm chỗ ngủ cho chị em nó. Nhưng tiếng nói hay những âm thanh truyền qua lớp vách kéo ấy trong đêm cứ dội vào tâm hồn đang tuổi dậy thì của nó. Cuộc sống từ bé tới ngày ấy của nó gói gọn trong hai từ ‘cam chịu’ không hơn. Mọi hành vi của con người qua lại nơi này như áp bức tâm hồn non nớt ấy, chà đạp lên nó.

Cho tới một hôm, dì nhận được tin báo bà ốm nặng phải về quê gấp. Lúc này trời đã nhá nhem tối và cũng cần có người ở lại trông cửa hàng. Dì bế em bắt xe ôm đi, nó ở lại và đó là cái đêm mà trong đời nó sẽ mãi mãi chẳng thể nào quên cho tới lúc chết. Dì chỉ vừa đi khỏi một lúc, có người tới gõ cửa quán. Một mình vốn đã sợ hãi chẳng dám mở cửa, nhưng khi nghe thấy tiếng bạn trai dì nó qua lấy đồ giúp gì thì nó vội vàng mở khóa.

Thế rồi 3 người đàn ông bước vào đi đầu là bạn trai dì, túm lấy nó đẩy vào phía sau vách ngăn ấy. Khi còn đang ngơ ngác, xen lẫn sự sợ hãi dâng lên trong người, thì những đôi tay đó như móng vuốt vồ lấy thân thể nó. Mặc nó khóc lóc, van xin, giãy đạp trong trong tuyệt vọng, chúng lao vào nó thay nhau thỏa mãn thú tính. Đêm đó với nó là đau đớn, là tủi nhục, là chết đi sống lại của cả cuộc đời.

Mọi sự non nớt bị phơi bày mà chẳng thể phản kháng, chống cự. Phút đó chẳng biết do đau đớn hay tủi nhục mà nó đã ngất đi. Để rồi sau khi tỉnh dậy, nó lại ao ước tới cái chết bởi nỗi nhục đeo bám.

Ngày mới vẫn tiếp diễn sau màn đêm tăm tối, qua đêm ấy, mọi thứ xung quanh vẫn nguyên vẹn trong căn nhà đó. chỉ một thứ mất đi đó là sự trong trắng, một phần trong thân xác nó và cả sự ngây thơ trong tâm hồn. Người đánh thức nó khỏi cơn ác mộng ấy là dì nó. Nhìn mọi thứ bên cạnh hẳn dì đã biết chuyện gì đã xảy ra. Sau khi nghe hết câu chuyện nó kể lại, chẳng biết làm sao dì cháu ôm lấy nhau khóc nghẹn lời.

Ngày ấy nó nghĩ, chắc hẳn con người sống trên đời ai cũng phải một lần chịu đựng sự nhục nhã ấy đầu đời, chấp nhận và cam chịu nó mà chẳng thể kêu ai. Bởi dứt tiếng khóc lóc, an ủi cũng chẳng có bất cứ động thái nào tiếp theo. Không biết có phải cuộc đời dì đã từng phải chịu đựng, hay trải qua những giây phút bất hạnh trong tình yêu hay không nữa.

Hoặc do đã sống quá lâu ngày trong nỗi tủi nhục, ê chề mà trong trạng thái tinh thần hay tâm hồn gì đã bị chai lỳ đi trong nỗi cam chịu. Nó nhìn thấy nỗi uất hận trong ánh mắt dì, nhưng trong tiếng thở dài phía sau cũng giống như thay lời nói: “Chẳng để làm gì, chỉ thêm nhục nhã”. Cũng từ đó, gã bạn trai dì biến mất tăm không chút dấu vết. Khi con người dùng sự khốn nạn để đối đáp với nhau thì sẽ chẳng còn gì mà lưu luyến trong ký ức.

Những ngày tháng tiếp theo ấy, nó sống trong sự khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng. Chẳng nhớ khi đó, mất bao ngày nó ngồi bó gối thù lù trong góc phòng. Cứ nghe thấy tiếng đàn ông bên ngoài vách ngăn là cơ thể nó run rẩy, sợ hãi. Hình ảnh của những gã đàn ông ông hãm hiếp, dọa nạt trước khi nó ngất đi cứ lởn vởn trong đầu nó đêm này qua đêm khác, làm tâm thần càng thêm bấn loạn, khiếp đảm.

Nghĩ lại, Hương thấy dù sao hồi đó cũng may mắn vì còn dì bên cạnh vỗ về, an ủi cho nó vượt qua những nỗi đau. Nếu cuộc đời nó chỉ tính đến đó, thì nó chưa từng yêu một ai. Cái tuổi chỉ vừa kịp mộng mơ, e ấp với đám diễn viên trên phim ảnh thì nó đã vấp phải sự oan nghiệt đáng sợ nơi cõi trần. Lần đầu tiên của nó trước người khác giới là nỗi khiếp đảm, đau đớn và tủi nhục. Và để lại trong tâm hồn nó một thứ còn đáng sợ hơn hết chính là lòng thù hận, được nuôi dưỡng từ đó. Với nó thứ gọi là tình yêu chưa từng tồn tại trong tâm hồn...

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...