Giữa năm 2012, phát hiện đất thừa kế thế vị của mình bỗng dưng được cấp sổ đỏ đồng thừa kế với người cô ruột Võ Thị Nang, anh An tự thu thập hồ sơ, làm đơn tố cáo.
Tố cáo bốn năm mới được giải quyết
Anh An kể: “Ngay từ khi phát hiện vụ việc, tôi có đơn trình báo với Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện nhưng đều không được chấp nhận. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thời điểm đó nhận đơn rồi “im ru”, không giải quyết.
Tôi phải làm đơn cầu cứu các cơ quan Thành phố, Trung ương. Trung ương nhận đơn, truyền đạt ý kiến thì đơn của tôi mới được chấp nhận”. Ngày 15/6/2016, tức bốn năm sau ngày anh An phát hiện sai phạm, tố cáo, Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông mới thụ lý giải quyết.
Trên thực tế, hồ sơ tố cáo của anh An không cần thiết để Chủ tịch huyện phải ra kết luận với nội dung rối rắm, lòng vòng, không rõ trách nhiệm từng cá nhân như đã nêu.
Theo các chuyên gia pháp luật, cần làm rõ văn bản thoả thuận phân chia tài sản ngày 1/10/2010 có đúng hay không? Vì phía nhà anh An còn thiếu người đại diện cho anh Võ Thanh Tùng (sinh năm 1970, mất 2014) vì bị “khờ”.
Thiếu phần này thì văn bản thoả thuận nêu trên không hợp lệ, không đúng luật. Tiếp đến, việc cấp sổ đỏ đồng sở hữu 1.486 m2 là sai, cần thu hồi, huỷ bỏ.
Nguyên nhân là bị giả chữ ký trong nhiều giấy như “Giấy cam kết”, “Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế”; đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư bị mạo danh; cán bộ ký tên trong các văn bản nhưng không thẩm tra thực tế…
Ngày 9/8/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông Nguyễn Công Duyên ký kết luận về tố cáo. Kết luận có đề cập đến chữ ký của anh An trong “Giấy cam kết” có nuôi dưỡng một “em trai khờ” (thực tế đây là người anh chứ không phải người em anh An – NV) và được cán bộ xã Trần Nhật Tuyền trình chứng thực. Kết luận không thừa nhận xã đã sai, mà biện bạch rất vô lý, sai luật, sai nghiệp vụ chuyên môn rằng “anh An ký trước mặt một người khác và người này đưa cho cán bộ xã trình chứng thực”.
Kết luận có nhắc đến việc chị Võ Thị Kim Chi (em gái anh An) tố bị giả chữ ký trong “Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế”, nhưng vẫn được cán bộ xã Trần Nhật Tuyền trình chứng thực. Tuy nhiên, việc này không được xã kết luận đúng hay sai, chị Chi có thật sự ký trước mặt bà Tuyền hay không?
Tóm lại, kết luận này chỉ nói cán bộ xã Trần Nhật Tuyền có sai sót về quy định chứng thực chữ ký nên kiến nghị họp kiểm điểm rút kinh nghiệm để “sau này làm tốt hơn”. Còn lại xã vẫn “khẳng định” chữ ký của anh An trong “Giấy cam kết” là thật. Và việc cấp các sổ đỏ mới là đúng.
Không đồng ý, anh An tiếp tục tố cáo đến UBND huyện Củ Chi. Ngày 17/4/2017, huyện thụ lý tố cáo và giao Thanh tra huyện giải quyết. Ngày 26/7/2017, Thanh tra huyện trưng cầu giám định chữ ký trên “Giấy cam kết” có chữ ký tên anh An và “Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế” có chữ ký tên chị Chi. Ngày 29/8/2017, Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP HCM kết luận các văn bản trên giả chữ ký của anh An, chị Chi. Như vậy đã rõ ràng việc Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông bao che sai phạm của các nghi phạm.
Giải thích lòng vòng, “đánh đố”
Dù sự việc làm giả giấy tờ hồ sơ có dấu hiệu của tội phạm, thế nhưng huyện không chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra. Ngày 13/6/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú ký Thông báo kết quả giải quyết tố cáo của anh An.
Bản kết luận do Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ký có nội dung vô cùng rối rắm, lòng vòng, lặp đi lặp lại, cuối cùng đẩy cái khó cho dân |
Văn bản này dài 20 trang giấy A4, nhưng nội dung lòng vòng khó hiểu, lặp đi lặp lại, không theo trình tự nào; dường như cố tình “đánh đố”, có nhiều đoạn vô cùng tối nghĩa, khiến người đọc như lạc vào “mê cung”, không biết đâu là nội dung tố cáo đúng, đâu là nội dung tố cáo chưa đúng.
Ở mục thứ nhất, văn bản nói về việc giải quyết tố cáo của các cơ quan chức năng trước đây. Mục này kể về nguồn gốc đất, các thừa kế của bà nội anh An, quá trình cấp sổ mới cho bà Nang.
Ở mục thứ hai, nói về việc giải quyết đơn tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông. Nội dung nhắc lại kết luận tố cáo ngày 9/8/2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông Nguyễn Công Duyên ký.
Ở mục thứ ba, nói về kết quả thẩm tra nội dung tố cáo của anh An. Mục này, rối rắm, nhiều vấn đề lặp lại, không theo trình tự thời gian, không gian. Để cuối cùng cho rằng: “Sổ đỏ mới không thể thu hồi và huỷ bỏ. Việc thu hồi chỉ giải quyết bằng bản án của toà”. Nội dung phần này vô cùng rối rắm, không thể nhận biết phần nào là đúng, phần nào là sai? Sai chỗ nào? Trách nhiệm của từng người trong khâu cấp sổ đỏ đồng thừa kế ra sao?
Về chuyện anh An, chị Chi bị giả chữ ký, phần này giải thích vô cùng tối nghĩa, đưa thêm rất nhiều tên người “lạ hoắc lạ hươ” vào cuộc, để rồi cuối cùng không chốt được vấn đề gì.
Cuối cùng là phần kết luận, tiếp tục lặp đi lặp lại những vấn đề, nội dung nêu trên. Sau cùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao Phòng Nội vụ huyện phối hợp Thanh tra huyện, Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan trong việc tiếp nhận hồ sơ chứng thực, việc chứng thực, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thanh tra huyện kiểm tra, đôn đốc theo dõi việc thực hiện.
Sự việc cần phải chuyển sang cơ quan điều tra
Đánh giá về sự việc, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định: “Hồ sơ vụ án cho thấy đã có dấu hiệu phạm tội nhưng từ xã Tân Thạnh Đông đến huyện Củ Chi kết luận như thế là có dấu hiệu bênh vực, bao che cho các đối tượng làm sai. Ngay khi phát hiện có việc giả chữ ký, theo quy định phải chuyển ngay cho Công an để làm rõ động cơ, mục đích và hậu quả của việc làm giả chữ ký ở mức độ nào? Ai làm giả?”.
Về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả của các cán bộ xã, huyện và những cán bộ có thẩm quyền trong quá trình cấp sổ đỏ sai, theo Luật sư Hiệp: “Với chức năng, nhiệm vụ của mình, họ phải hiểu rõ một khi chứng nhận sai, ẩu những bản cam kết, giấy từ chối nhận di sản thừa kế… sẽ dẫn đến tài sản bị chuyển dịch cho người khác, gây ra thiệt hại cho người có đất, gây tranh chấp, vi phạm trật tự quản lý xã hội. Nhưng họ đã không thực hiện đúng trách nhiệm, đúng pháp luật và thực tế hậu quả đã xảy ra cả về thiệt hại vật chất và tinh thần”.
Đơn của anh An cho biết sai phạm đã rõ nhưng một năm qua không thấy nghi phạm nào bị xử lý |
Đến nay, kết luận đã ban hành hơn một năm nhưng những cán bộ liên quan chưa bị xử lý. Thậm chí một số cán bộ có dấu hiệu sai phạm còn được cất nhắc lên chức vụ mới cao hơn.
Một chuyên gia pháp luật cho biết: “Đây là một sự việc điển hình của nạn các đối tượng gian dối cấu kết cán bộ địa chính biến chất, cấu kết các cán bộ thiếu trách nhiệm… để “phù phép” giấy tờ đất đai. Câu chuyện tranh chấp đất bấy lâu nay lại là một trong những “điểm nóng” của xã hội.
Cơ quan chức năng phải thu hồi, huỷ bỏ các sổ đỏ cấp sai; điều tra quy trách nhiệm rõ ràng các nghi phạm để làm gương; tránh việc mất uy tín, tạo tranh chấp kéo dài, làm mất trật tự về quản lý đất đai, vi phạm pháp luật… Hồ sơ sự việc lập tức cần phải chuyển sang cơ quan điều tra”.
Qua điện thoại, phonga viên đã đặt lịch làm việc về sự việc với ông Trương Văn Thống, Bí thư Huyện ủy Củ Chi. Tuy nhiên, Bí thư Thống cho biết vụ việc đang được Ủy ban nhân dân huyện xử lý, đề nghị Báo liên hệ Ủy ban nhân dân huyện. Pháp luật Việt Nam đã gửi nội dung và đề nghị được làm vi
Nạn nhân trong vụ việc là anh Võ Thành An (sinh năm 1981, ngụ xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi). Anh em anh An là các cháu nội, được thừa kế thế vị phần tài sản do bà nội (đã mất năm 2009) để lại, là phần đất gần 2.000 m2.
Anh An cho hay, người cô Võ Thị Nang (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) đã cũng một số đối tượng “tự biên tự diễn” hàng loạt hồ sơ giấy tờ để bà Nang cùng đứng tên đồng sở hữu.
Sai phạm này có sự tiếp tay hoặc sự cẩu thả thiếu trách nhiệm của cán bộ địa chính xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch xã Tân Thạnh Đông; cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ Chi; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Công ty TNHH Tư vấn xây dựng thương mại đo đạc và bản đồ Phú Gia Thịnh; Phó Chủ tịch huyện… để “hô biến” đất của người này thành của người khác.