"Thuốc" nào trị được "quan hệ ngầm" trong hoạt động Tư pháp?

Ngăn chặn tiêu cực bằng công khai.
Ngăn chặn tiêu cực bằng công khai.
(PLO) - Bộ Chính trị đã chỉ ra một trong những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực Tư pháp là “tình trạng một bộ phận cán bộ Tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân vào chất lượng hoạt động Tư pháp”. Ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng này là yêu cầu sống còn cho nền Tư pháp trước yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Tiêu cực được bảo hộ nên khó nhận diện
Thực tiễn cho thấy, tiêu cực, tham nhũng là những nguy cơ luôn rình rập và sẵn sàng hiện hình để làm méo mó hoạt động Tư pháp bằng các hành vi đa dạng, phức tạp và được che giấu tinh vi, bảo hộ bởi quyền lực và các mối quan hệ, giá trị vật chất. 
Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát, VKSNDTC cho biết, tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động Tư pháp trong những năm qua diễn biến khá phức tạp, các hành vi nhận và đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, bức cung, dùng nhục hình, thiếu trách nhiệm, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người có chức danh Tư pháp hoặc của người có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động Tư pháp xảy ra khá nhiều.
Trong khi đó, số vụ án tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động Tư pháp được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý theo pháp luật còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng số vụ án tham nhũng, chức vụ, chưa tương xứng đối với thực trạng vi phạm, tội phạm trên lĩnh vực này. Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực không chỉ làm méo mó công lý, làm giảm nỗ lực đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu cực mà còn làm xói mòn niềm tin của người dân vào hoạt động Tư pháp.
Tổng hợp từ thực tiễn hoạt động Tư pháp của các cơ quan Tư pháp, VKSNDTC nhận định một số hành vi tham nhũng, tiêu cực của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, quản giáo và những người được giao thực hiện một số thẩm quyền trong hoạt động Tư pháp khi thực hiện các hoạt động Tư pháp bao gồm:
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, nhũng nhiễu nhằm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, nhận hối lộ hay gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao trong hoạt động tư pháp, thiếu trách nhiệm, không làm một việc mà pháp luật qui định phải làm, cố ý làm việc mà pháp  luật cấm, không cho phép, không thực hiện các hoạt động Tư pháp mà pháp luật buộc phải  làm.
Khi tham gia các hoạt động Tư pháp, các luật sư, công chứng viên, giám định viên Tư pháp nếu có hành vi tiêu cực thì thường là hành vi môi giới hối lộ, làm sai  lệch hồ sơ; không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật qui định khi tham gia tố tụng. VKSNDTC cũng nhận định, hành vi của chủ thể khác làm xâm hại đến tính đúng đắn của hoạt động Tư pháp như cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tố tụng vì vụ lợi, câu kết với những người trực tiếp giải quyết vụ việc để làm trái công vụ vì vụ lợi.
Theo đa số các chuyên gia, quan trọng nhất là nhận diện các hành vi “tiêu cực” mới xác định được cơ sở pháp lý để xử lý. Tuy các dạng hành vi tiêu cực trong hoạt động Tư pháp được các cơ quan Tư pháp chỉ ra song “chưa xác định được hành vi tiêu cực trọng tâm, đang đe dọa nghiêm trọng uy tín của hoạt động Tư pháp” như nhận định của đại diện Phòng Pháp chế và Cải cách thủ tục hành chính và Tư pháp  Công an TP.Hà Nội.  
Chặn tiêu cực bằng công khai
Đó là giải pháp “vàng” theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Tư pháp để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các hành vi tiêu cực đối với hoạt động của các cơ quan bảo vệ công lý. 
Từng kinh qua các vị trí lãnh đạo trong ngành Tòa án, Tư pháp và có thời gian công tác tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng: “Chống tiêu cực phải quyết liệt, bắt đầu từ cơ quan tư pháp và cả các hoạt động tư pháp của các cơ quan không phải là cơ quan tư pháp bởi khi hạn chế thấp nhất tình trạng này trong các cơ quan tư pháp thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội sẽ có chuyển biến”. 
Thực tiễn công tác đã cho ông Nguyễn Xuân Sơn, Ban Nội chính tỉnh Ninh Bình nhận ra nhiều mối liên kết “ngầm” giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là “trong nhiều vụ, có những sai phạm mà cả 3 ngành không nhận ra nên cải, sửa, hủy án như “mẹo” để lấp liếm”. 
Vì thế, nhiều chuyên gia cũng thống nhất với đề xuất của ông Sơn là: “Cần ngăn chặn những tiêu cực đó bằng việc hoàn thiện thể chế, tạo yếu tố công khai, minh bạch cho hoạt động Tư pháp để ngăn chặn các hành vi tiêu cực ngay ngưỡng cửa của các cơ quan Tư pháp”.
Cụ thể hơn, ông Lê Hồng Phương – Phó trưởng ban Nội chính tỉnh Nam Định nhận thấy, chấm dứt tình trạng án tại hồ sơ để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động Tư pháp vì không có án tại hồ sơ sẽ không còn hành vi “chạy án”, làm sai lệch hồ sơ vụ án, mua chuộc cán bộ Tư pháp... 
Cùng với đó, sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động Tư pháp cũng là yếu tố mà theo ông Đặng Bá Cường – Trưởng ban Nội chính TP.Hải Phòng là “rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động của các cán bộ tư pháp đúng pháp luật, hạn chế những tiêu cực của các cơ quan tư pháp mỗi khi ra quyết định liên quan đến quyền con người, quyền công dân./.

Tin cùng chuyên mục

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

Đọc thêm

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.