Tham nhũng đang làm méo mó hoạt động tố tụng

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Trên thực tế, hiện tượng tiêu cực trong hành nghề luật sư (LS) thể hiện dưới nhiều hình thức, từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến vi phạm pháp luật hình sự, tiếp tay cho tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp.
Từ giữa năm 2009 đến hết năm 2013, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) đã nhận được 277 trường hợp khiếu nại, tố cáo đối với LS nhưng chưa có trường hợp khiếu nại, tố cáo nào đủ cơ sở, chứng cứ để chuyển sang xử lý hình sự nên các Đoàn LS chỉ có thể xử lý kỷ luật các LS vi phạm các qui tắc về đạo đức nghề nghiệp bằng các hình thức khác nhau, trong đó xóa tên khỏi danh sách 20 LS. Nhiều trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp chỉ “có thể suy đoán có liên quan đến vai trò của LS”. 
Đánh giá về thực trạng này LS Trương Trọng Nghĩa - Phó Chủ tịch LĐLSVN đã cho rằng: “Tham nhũng đang làm méo mó hoạt động tố tụng, từ điều tra, kiểm sát, xét xử đến cả thi hành án, làm nhiều vụ án bị ách tắc kéo dài, không thể giải quyết dứt điểm. Nhiều vụ tiêu cực có liên quan đến LS nhưng chúng tôi không có chứng cứ để xử lý. Thực tế, đa số các LS muốn dùng công sức, khả năng nghề nghiệp chứ không muốn thắng kiện bằng “lo lót”, “chung chi”. Không xử lý được tiêu cực trong hoạt động tư pháp sẽ làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan tư pháp và công lý”. LĐLSVN đang hoàn thiện đề án “Phòng chống tiêu cực trong hoạt động hành nghề LS”. 
Từ “bồi dưỡng” đến tiếp tay cho tham nhũng, rửa tiền
Theo Dự thảo Đề án, LĐLSVN cho rằng, ở cấp độ thấp, hành vi tiêu cực thể hiện ở việc vi phạm pháp luật, vi phạm Qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS trong hành nghề. 
Đó là hành vi đưa tiền, tài sản khác có giá trị nhỏ để “bồi dưỡng” cho cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan nhà nước khác để họ “giúp” LS, khách hàng của LS; câu kết với người tiến hành tố tụng để lôi kéo họ vào những việc làm trái pháp luật trong giải quyết vụ việc nhằm mang lại lợi ích cho LS, khách hàng của LS; móc nối với cán bộ, nhân viên cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan nhà nước khác để những người nào “giới thiệu” theo hướng áp đặt các đương sự phải sử dụng dịch vụ pháp lý của LS; thỏa hiệp với tiêu cực, chấp nhận, đáp ứng sự đòi hỏi, nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước…
Ở cấp độ cao hơn, tiêu cực trong hành nghề LS thể hiện ở hành vi “tiếp tay” cho hành vi tham nhũng, rửa tiền với biểu hiện cụ thể là hối lộ, môi giới hối lộ hoặc hành vi khác nhằm giúp sức cho tội phạm tham nhũng, tiếp tay cho các thế lực xấu thực hiện việc rửa tiền, giấu nguồn gốc của đồng tiền bất hợp pháp. Qua nghiên cứu các đơn thư khiếu nại, tố cáo, có thể thấy trong một số trường hợp có biểu hiện LS nhận tiền của khách hàng để “chạy án” hoặc hối lộ trong các vụ việc.
Theo LĐLSVN, các tiêu cực trong hoạt động LS là “hiện tượng cá biệt của một số ít LS, mức độ hạn chế, thực tế ít có trường hợp nào gây ra tác hại lớn cho xã hội”, song đã gióng lên hồi chuông báo động, đặt ra trách nhiệm chống và phòng ngừa tiêu cực trong LS. 
Mặc khác, do LS là những người có trình độ hiểu biết pháp luật nên không loại trừ trường hợp nhiều hành vi tiêu cực chưa bị phát hiện, còn ở dạng “tội phạm ẩn” cần được LĐLS cùng các cơ quan tư pháp kịp thời có giải pháp ngăn chặn, xử lý để bảo vệ danh tiếng, uy tín của nghề LS, hạn chế tối đa các vi phạm để xã hội tin tưởng vào giới LS, thúc đẩy sự phát triển của nghề LS và hệ thống các cơ quan tư pháp.
Nhiều “đất” để LS “vướng” tiêu cực
Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tiêu cực, LĐLSVN cho rằng, môi trường hành nghề của LS có nhiều điều kiện để phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Trong đó phải kể đến là hệ thống pháp luật của nước ta còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa chặt chẽ, mối liên hệ chặt chẽ giữa LS với hoạt động của các cơ quan nhà nước, một bộ phận không nhỏ cán bộ nhà nước tha hóa, biến chất. 
Và quan trọng nhất là “chưa có cơ chế hữu hiệu để phòng ngừa tiêu cực trong hành nghề LS” nên nhiều trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp chỉ “có thể suy đoán có liên quan đến vai trò của LS” chứ không thể xử lý. Hiện LĐLS và các Đoàn LS chỉ xử lý những vụ việc được phát hiện, chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tiêu cực từ khi manh nha hoặc triệt tiêu các điều kiện phát sinh tiêu cực trong hoạt động LS.
Theo LĐLSVN, muốn phòng chống tiêu cực trong hoạt động LS một cách hiệu quả thì phải tập trung vào “triệt tiêu” các điều kiện phát sinh tiêu cực. Trong đó, các giải pháp được LĐLSVN lựa chọn trong Dự thảo Đề án là đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của LS, xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả đối với hoạt động hành nghề. 
LS Đỗ Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LĐLS VN cho rằng:  Quan hệ hành chính đang đan xen vào quan hệ tố tụng, nhiều vụ án vẫn phải “thỉnh thị án” làm cho tính độc lập của thẩm phán bị hạn chế, ảnh hưởng, nếu không muốn nói là “vô hiệu hóa”. Nếu không được khắc phục thì không thể xây dựng được mô hình tranh tụng, ảnh hưởng đến uy tín hành nghề LS vì khách hàng khó tin vào LS trong bảo vệ công lý. Đồng thời cũng khiến tình trạng LS chạy án vẫn còn nhưng để hạn chế hay “túm” được là khó khăn nên cần giải quyết bằng giáo dục chính trị, tư tưởng cho các LS.
LĐLSVN cho rằng, tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi LS, đấu tranh với các hành vi cục bộ, tiêu cực, nhũng nhiễu để bảo vệ quyền hành nghề của LS cũng là một giải pháp để hạn chế tiêu cực trong hoạt động LS xuất phát từ thực tế “việc các cơ quan tố tụng làm khó LS là thường xuyên”.
Đề án “Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động hành nghề LS” hiện đang được LĐLSVN tích cực chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trưởng ban Nội chính Trung ương  Nguyễn Bá Thanh: 
Phải phá, chặt, hạn chế các đường dây chạy án, ngăn chặn tình trạng “chung chi”
Phần lớn các vụ “chạy án” quan hệ đến LS thì làm sao xử, nên LĐLSVN phải kiến nghị được những giải pháp cụ thể để phá, chặt, hạn chế các đường dây chạy án, ngăn chặn tình trạng “chung chi” giữa LS với cán bộ các cơ quan tố tụng, không để tham nhũng làm méo mó hoạt động tố tụng như nhận định của giới LS. Nhưng cần nghiên cứu kỹ “mặt phải, mặt trái” để kiến nghị với các cơ quan chức năng để vừa giải quyết các vướng mắc trong hoạt động LS vừa góp phần cho phòng chống tiêu cực trong hoạt động LS.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.