Thiêng liêng tiếng chuông nơi Thành cổ

Toàn cảnh Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Toàn cảnh Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiếng chuông len vào cỏ cây, ngấm vào thớ đất, viên gạch, quện vào dòng sông Thạch Hãn, vọng về từ ký ức hào hùng vùng cỏ cháy. Tiếng chuông nhắc mỗi người đến thăm: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/… Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng” (thơ Phạm Đình Lân).

Quảng Trị - mảnh đất khắc ghi nỗi đau, sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ là điểm hẹn tâm linh, điểm đến tri ân mà còn là hiện thân, nơi hội tụ của khát vọng hòa bình. Những ngày tháng 7 này, Thành cổ Quảng Trị lại đón những đoàn người từ khắp mọi miền về dâng hương, thả hoa tưởng nhớ, tri ân những Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong mùa hè đỏ lửa 1972.

Mỗi tấc đất một cuộc đời có thật

Cuộc chiến đấu anh dũng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 28/6 đến 16/9/1972) đã đi vào lịch sử như bản hùng ca hào hùng của quân và dân Quảng Trị nói riêng, cả nước nói chung. Biết bao người đã ngã xuống trên mảnh “đất thiêng”. Những chiến sĩ phần lớn ở độ tuổi mười tám, đôi mươi đã mãi mãi để lại thanh xuân nơi dòng Thạch Hãn, in hình vào sóng nước, viết nên “Khúc tráng ca Thành cổ”.

Từ năm 1809 đến năm 1945, Thành Quảng Trị là tiền đồn bảo vệ kinh đô Phú Xuân từ phía Bắc. Hiệp định Genève năm 1954 đã chia đất nước thành 2 miền Nam - Bắc tại Vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng Trị. Khiến nơi đây thành tuyến lửa của cuộc trường chinh vĩ đại giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước...

Đầu năm 1972, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở chiến dịch Xuân - Hè 1972, thực hiện tấn công chiến lược trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên (Quảng Trị, Thừa Thiên) là hướng tấn công chủ yếu. Đến tháng 5/1972, quân ta đã chiếm được toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Từ giữa tháng 6/1972, quân đội Việt Nam Cộng hòa phản công hòng chiếm lại Quảng Trị. Một trong những điểm tấn công quyết định là khu vực Thành cổ. Đây được xem là trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam - được mệnh danh là “mùa hè đỏ lửa”, với sự huy động hỏa lực lớn chưa từng có.

Trong 81 ngày đêm, hai bên giằng co từng mét đất, từng ngôi nhà. Để hậu thuẫn cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, Mỹ đã huy động máy bay B.52 ném bom cùng pháo hạm bắn phá thị xã Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm, khu vực Thành cổ diện tích chỉ vài ki lô mét vuông phải hứng chịu tới 328.000 tấn bom và đạn pháo, sức công phá tương đương 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản trong thế chiến thứ II.

Thế nhưng, trong suốt 81 ngày đêm - tương đương gần 2.000 giờ đối mặt với sức hủy diệt khốc liệt ấy, hàng ngàn chiến sỹ - những thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ chốt giữ Thành cổ. Hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống trong trận chiến khốc liệt này. Và dòng Thạch Hãn cũng trở thành “túi hứng bom đạn”. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh trong lúc vượt sông vào Thành cổ.

Sau ngày đất nước thống nhất, Thành cổ Quảng Trị trở thành di tích đặc biệt, ghi dấu một trận chiến lịch sử và là nơi yên nghỉ của hàng nghìn liệt sĩ. Dù các anh đã đi xa, nhưng hồn thiêng vẫn còn “mãi ngàn năm”.

Đêm hoa đăng trên dòng Thạch Hãn

Sau 51 năm, quê hương Quảng Trị được giải phóng, dấu tích của quá khứ cái còn, cái chìm khuất nhưng những bài học lịch sử, cái giá của chiến tranh để có được hòa bình, thống nhất vẫn mãi mãi được khắc ghi.

… Dòng Thạch Hãn vẫn xanh ngăn ngắt trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Nhiều thành phố, thị xã cũng có dòng sông bao quanh, nhưng có lẽ ít ở nơi đâu, cạnh dòng sông lại có những đài tưởng niệm, những điểm thả hoa đăng, có tiếng chuông nguyện hồn vào ngày rằm, mồng một hay những dịp lễ, Tết như tại Quảng Trị.

Những ngọn đèn hoa đăng bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. (Ảnh: Hùng Trần)
Những ngọn đèn hoa đăng bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. (Ảnh: Hùng Trần)

Định kỳ tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng, đêm hoa đăng trên sông Thạch Hãn là dịp để người dân địa phương và cả nước tri ân các anh hùng liệt sĩ, trở thành nét độc đáo trong văn hóa tâm linh ở vùng đất thiêng Quảng Trị. Riêng trong tháng 7 - tháng tri ân, đêm hoa đăng thường xuyên được tổ chức, người dân cả nước về đây, kính cẩn nghiêng mình, thắp một nén hương, ngọn nến, thả một nhành hoa trên sông Thạch Hãn để tri ân những người con đã ngã xuống vì non sông đất nước.

Khi thời khắc thả hoa đăng điểm bằng tiếng chuông thánh thót giữa không gian, từng nhóm du khách lần lượt thả hoa đăng xuống dòng Thạch Hãn. Cứ mỗi đêm về, hàng nghìn đèn hoa đăng mang theo tình cảm, lòng tri ân nối nhau thắp sáng dòng sông Thạch Hãn.

Miền cỏ cháy đã tươi xanh sắc lá

Đài chứng tích trong khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, bến thả hoa… gợi lên bao điều sâu lắng về quá khứ bi tráng, làm dịu đi vết thương chiến tranh, xóa bỏ chia cách, hận thù vì một dân tộc luôn đề cao nhân nghĩa, hòa hợp, yêu chuộng hòa bình. Vùng đất của bom đạn trở thành một thị xã tươi xinh, yên ả trong nắng gió miền Trung.

Trong hình dung của tôi, thị xã Quảng Trị hôm nay chính là một khúc ca hòa bình. Ai từng có mặt ở đây những năm bom đạn không khỏi ngỡ ngàng khi trở lại mảnh đất nắng gió dữ dội này. Miền cỏ cháy đã tươi xanh sắc lá. Cuộc sống mới đang đổi thay từng ngày. Hạnh phúc bây giờ là bài ca xây dựng cuộc sống mới “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Một góc Thị xã Quảng Trị hôm nay. (Ảnh: Trang TTĐT TX Quảng Trị)

Một góc Thị xã Quảng Trị hôm nay. (Ảnh: Trang TTĐT TX Quảng Trị)

Tháng 7 lắng đọng những cung bậc tình cảm, biết ơn, thiêng liêng, để mỗi bước chân nơi Thành cổ lại dặn mình: Phải làm gì để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn trước anh linh các anh hùng liệt sỹ? Làm gì để góp phần sưởi ấm, xoa dịu những mất mát, hy sinh của gia đình người có công, để đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” luôn ngời sáng, để Quảng Trị tươi xanh đầy sức sống?

Có đến Quảng Trị, mới cảm nhận hết sự bi tráng của dòng Thạch Hãn, nơi an nghỉ của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị đã hy sinh để “có tuổi 20 thành sóng nước, vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”. Các anh đã hóa thân vào màu xanh của hoa lá nơi Thành cổ, tan vào dòng nước trong xanh sông Thạch Hãn để luôn chở che và tắm mát.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.