"Dạ, thưa xứ Huế bây giờ..."

Một nét trang đài xứ Huế.
Một nét trang đài xứ Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghe giọng Huế đã ngọt, nghe tiếng "dạ thưa" còn làm người “mát dạ” hơn nữa. Cái tiếng “dạ, thưa” ngọt ngào, vẽ nên dáng người con gái nhẹ nhàng, lễ độ, ngoan ngoãn, biết ăn biết ở…

Nhịp sống chậm rãi, từ tốn của Huế giúp con người trầm tư, chiêm nghiệm, không vội vàng chạy theo cái mới, giúp họ giữ những nét đẹp xưa. Vì vậy, “nhỏ nhẹ” trong lời nói, ứng xử là một phong thái của người dân sống ở xứ đẹp và thơ.

Vốn dĩ đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt, từ đứa trẻ lên ba bi bô tập nói đến những người dù đã trưởng thành vẫn còn ghi trong tâm tiếng "dạ" , tiếng "thưa” khi trò chuyện với bậc trên. Thế nhưng vì sao khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy, người ta lại hầu hết nghĩ đến Huế, nghĩ về bóng dáng người con của đất Cố đô.

Ngay cả Thi sĩ Bùi Giáng một lần ghé Huế cũng đã thốt lên một câu lục bát rất đúng “kiểu Huế”:

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

Người Huế sống trong không gian văn hóa đậm chất kinh kỳ nên nề nếp, lễ nghĩa, nhìn trước ngó sau. Với khách lần đầu gặp mặt, bao giờ người Huế cũng từ tốn và kín đáo trong giao tiếp, không lạnh lùng nhưng cũng không vồn vã. Vì vậy, khi bạn đến Huế, đừng chào theo kiểu bắt tay với người lớn tuổi hơn mình và phụ nữ, nhất là với người già.

Không ít người Huế xem đó là vô lễ. Nên đặt chéo hai tay trước bụng mà thưa thì nhiều người Huế lớn tuổi gật gù trong bụng ngay: "Răng mà hắn lễ phép rứa" . Nếu thêm chữ “dạ” vào câu “dạ thưa ông”, “dạ thưa bà”, “dạ thưa bác”,… thì "chuẩn cơm mạ nấu"!

Những ai đã đến Huế, đã nói chuyện với người dân nơi đây hẳn sẽ thấy ngay được ở họ sự thân thiện, mến khách và rất nhiệt thành. Mặc cho thời gian có qua đi nhưng nghe tiếng “dạ”, tiếng “thưa” nhẹ nhàng, lễ phép thì ai cũng có thể nhận ra giọng Huế - người Huế như lời bài hát “Tình yêu từ chiếc nón Bài Thơ, từ giọng nói ấm trầm sâu lắng lạ”.

Trong mắt nhiều người ở các vùng miền khác, đôi khi chính giọng Huế cũng trở thành một tiêu chuẩn, rằng đã nói giọng Huế thì phải là người có lối hành xử, đi đứng, nói năng đẹp. Thế cho nên có những người con Huế xa quê mấy mươi năm, gần hết cả cuộc đời vẫn giữ nguyên giọng Huế.

Nhung - Một người bạn của tôi, xa quê vào làm dâu Sài Gòn đã hơn 20 năm, vậy mà vẫn khư khư ôm lấy giọng Huế ướt rượt, nhất định không đánh đổi, không pha trộn, đến độ người dân ở gần nhà vẫn quen gọi tên Nhung và thêm chữ Huế. Chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những từ “chi, mô, răng, rứa”, “dạ, thưa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Có lẽ vì thế, giọng Huế luôn ăn sâu trong tâm người con Huế.

Đặc biệt, thế hệ trẻ gia đình gốc Huế sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, nếu còn nói được tiếng Việt thì tiếng “dạ… thưa” vẫn còn được kế thừa như một gia sản chưa nỡ bị đánh mất hay đi vào quên lãng.

Lâu lâu anh Ngô Doãn – “cột chèo” ở Mỹ lại đưa gia đình về Huế chơi. Mặc dù ba đứa con của anh sang Mỹ từ nhỏ, nhưng các cháu đều nói được tiếng Việt và luôn sử dụng hai từ "dạ, thưa" mỗi khi trò chuyện với người lớn. Anh ấy nói với tôi rằng: Giáo dục các con như vậy để chúng hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, hiểu sự tôn trọng bắt buộc trong bất cứ môi trường nào.

“Dạy cho con trẻ biết nói lời dạ, thưa khi giao tiếp với người lớn tuổi, có thể không khiến con trở nên lấp lánh, rực rỡ hơn so với những thành tích cụ thể nào đó mà con đạt được trong quá trình học tập. Tuy nhiên, khi con biết lễ phép trong cách nói năng với người đối diện, đó lại là nền móng cần phải có của nhận thức và trưởng thành. Và đó mới là những thứ quan trọng nhất trong hành trình giáo dục con trẻ”.

Bản thân anh ấy cũng luôn sử dụng từ "dạ, thưa" khi trò chuyện với người cùng xứ, ngay cả người nhỏ tuổi hơn mình. Anh Doãn quan niệm người ta nói năng với nhau không thể trống không. Muốn nhờ ai giúp việc gì đó, bắt đầu câu bằng chữ "dạ, thưa" hay kết thúc bằng từ "cảm ơn" nghe rất dễ chịu.

Ngày nay, ngay giữa chốn thành thị náo nhiệt này, dù có đi tới ngóc ngách ngõ hẻm nào, vẫn cứ nghe vang lên đâu đó tiếng “dạ” ngọt ngào. Mặc dù vạn sự đổi thay, nhiều điều nay đã khác trước, duy chỉ có một thứ “cũ” đầy mới mẻ, một kí ức “xa xưa” nhưng gần gũi, không hề tiêu biến đi, ấy là hai tiếng “dạ - thưa”. Chẳng ai biết nét đẹp văn hóa ấy thấm vào con người nơi đây từ bao giờ, cũng chẳng ai hay vì lý do gì mà sau bao nhiêu năm tháng, hai tiếng "dạ" và "thưa" vẫn là “miếng trầu mở đầu câu chuyện”.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.