Theseus – anh hùng vĩ đại trong lịch sử Athens

Theseus – anh hùng vĩ đại trong lịch sử Athens
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theseus được coi là anh hùng vĩ đại nhất của Athens, vị vua đã quản lý để thống nhất Attica về mặt chính trị dưới sự bảo trợ của Athens. Chàng đã cứu trẻ em Athens thoát khỏi nanh vuốt quái vật Minotaur, nhưng việc chàng bắt cóc Persephone và chạm trán với Hades đã gây bao phiền toái và rồi cuối cùng chàng phải lìa đời trong đau khổ.

Theseus chiến đấu với quái vật Minotaur

Androgeus, con trai cả của vua Minos xứ Crete bị giết khi là khách của Aegeus ở Attica. Minos gây hấn báo thù, tàn phá gây hạn hán, nạn đói và bệnh dịch để trừng phạt thành phố. 

Nhà tiên tri ở đền Delphi nói với người Athens rằng, phải xoa dịu cơn thịnh nộ của Minos thì mọi thống khổ mới chấm dứt. Vậy là người Athens lập tức cầu hoà. Minos đòi cứ 9 năm một lần, Athens phải cống nạp 7 chàng trai và 7 cô gái cho Crete.

Thấu hiểu sự bất bình này, hoàng tử Theseus liền tình nguyện là một trong những người chịu cống nạp. Trước đây, họ dùng tàu đưa các nạn nhân sang Crete và kéo buồm đen, nhưng lần này Aegeus cho kéo buồm trắng và lệnh cho các thuỷ thủ dùng buồm trắng khi tàu trở về nếu Theseus giết được Minotaur - con quái vật nửa người nửa bò nhốt trong mê cung, chuyên ăn thịt những người làm vật cống nạp.

Khi tàu đến Crete, Ariadne - con gái của vua Minos đã đem lòng yêu Theseus ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ariadne cho Theseus một cuộn chỉ để đánh dấu đường đi trong mê cung. 

Đêm đó, Ariadne hộ tống Theseus đến mê cung và Theseus hứa rằng nếu trở về từ mê cung, chàng sẽ đưa Ariadne đi cùng. Khi Theseus bước vào mê cung, anh ta buộc một đầu của sợi dây vào cột cửa và vung thanh kiếm mà anh ta giấu kín khỏi những lính canh bên trong áo dài của mình.

Theseus đã làm theo hướng dẫn của Ariadne là đi về phía trước, luôn luôn đi xuống, và không bao giờ sang trái hoặc phải. Theseus đến trung tâm của mê cung, đây cũng là lúc Minotaur đang ngủ. Ngay sau đó, con thú thức dậy và một cuộc chiến kinh hoàng sau đó đã xảy ra. Theseus dùng sức mạnh chế ngự con Minotaur và dùng kiếm đâm vào cổ con quái vật

Sau khi chặt đầu con quái vật, Theseus dùng sợi dây để thoát khỏi Mê cung, tìm cách trốn thoát cùng tất cả những người Athens trẻ tuổi và Ariadne. Sau đó, anh ta và những người còn lại ngủ quên trên bãi biển của đảo Naxos, nơi họ dừng lại trên đường trở về để tìm kiếm nguồn nước. Athena đánh thức Theseus và bảo anh ta đi sớm vào sáng hôm đó, để lại Ariadne ở đó cho Dionysus, vì Naxos là hòn đảo của anh ta. 

Quá đau khổ, Theseus quên không dùng những cánh buồm trắng thay vì những cánh buồm đen. Vì vậy, khi nhìn thấy cánh buồm đen, nhà vua tin rằng con mình đã chết nên đã nhảy xuống vách đá và rơi xuống biển.

Thống nhất Attica làm vua của Athens

Sau khi cha chết, Theseus lên làm vua. Chàng tiếp tục kêu gọi dân Attica về sống quần tụ ở một thành phố vì trước đó, họ tản mát đi các nơi. Theseus giải quyết những tranh chấp của dân chúng, thuyết phục họ sống hoà thuận dưới sự cai quản của chính quyền trung ương. 

Người dân nghèo hăng hái ủng hộ thể chế mới do chàng lập nên. Theseus cũng giành được sự hợp tác của những người có quyền lực, bằng cách hứa hẹn sẽ chấm dứt chế độ quân chủ, thực thi nền dân chủ, trong đó nhà vua chỉ là tổng tư lệnh và là người bảo vệ pháp luật.

Nhiều người còn dè dặt, e sợ quyền lực và nghi ngờ quyết tâm của Theseus nên họ muốn chàng chứng tỏ lời nói bằng hành động. Theseus liền huỷ bỏ hệ thống toà án và chính quyền địa phương, biến Athens thành cơ quan cai trị duy nhất. Rồi như đã hứa, chàng từ bỏ luôn quyền lực của mình.

Aristole kể rằng, Theseus là nhà vua đầu tiên tự nguyện tạo dựng nền dân chủ. Để tìm hiểu về tương lai của thể chế chính trị do mình tạo ra, Theseus đã đến xin lời tiên tri ở ngôi đền Delphi và được trả lời như sau: “Nhiều thành phố sẽ phải chấm dứt sự tồn tại và bị điên đảo bởi thành phố của nhà vua. Do vậy, xin đừng tuyệt vọng. Chiếc thuyền sẽ vượt qua cơn biến động”.

Để mở rộng thành phố, Theseus mời gọi người nước ngoài tới sinh sống, cho họ hưởng những quyền lợi như người bản địa. Nhằm duy trì trật tự, chàng chia dân chúng thành 3 giai tầng riêng biệt, mỗi giai tầng có bổn phận và đặc ân riêng. Ba giai tầng này là quý tộc, nông dân và thợ thủ công.

Giới quý tộc chịu trách nhiệm cai quản tôn giáo và pháp luật, bao gồm cả việc bầu chọn các quan toà. Nông dân trở nên giàu có hơn, thợ thủ công đông đúc hơn, quý tộc có uy tín hơn nên giữa các tầng lớp ở Athens có sự cân bằng quyền lực.

Cái chết của Theseus

Trong khi Theseus đi ngao du xa nhà, một trong những quý tộc Athens là Menestheus giở trò lấy lòng số đông, gây bất ổn ở Athens. Với giới quý tộc, y nói rằng Theseus đã cướp mắt quyền lực họ vốn có ở đất nước này, rồi cướp đi quyền tự do ngôn luận và biến họ thành nô lệ. Còn với người nghèo, y nói rằng Theseus không phải là dân gốc Athens và “kẻ ngoại bang” này chỉ dùng tự do như miếng mồi ngon để sai khiến họ.

Trong khi Menestheus đang tiêm nhiễm những ý nghĩ đó vào đầu óc người dân Athens thì đội quân Sparta kéo đến đòi nàng Helen xinh đẹp Theseus đã cướp đi trong thời gian du ngoạn. Người Athens đáp rằng, họ không biết nàng Helen ở đâu nên người Sparta chuẩn bị đánh thành.

Không biết bằng cách nào mà người Sparta biết rằng nàng Helen đang ở Aphidnae với mẹ của Theseus. Sau một trận đánh, họ giành lại nàng, đồng thời bắt mẹ của Theseus làm nô lệ cho Helen.

Trở lại Athens, Theseus thấy mọi sự đã đổi thay. Những thù hằn phe phái mới nảy sinh bị bọn mị dân kích động đã phá hỏng mọi uy quyền của Theseus. Những người trước đây từng chống lại Theseus thì giờ đây, ngoài lòng căm ghét, còn có cả sự khinh thường đối với ông.

Cuối cùng, khi thấy không thể khôi phục lại được uy quyền, Theseus nguyền rủa người Athens rồi giương buồm tới hòn đảo Scyros trên biển Aegea, nơi sau này ông qua đời. Menestheus dễ dàng lên ngôi vua Athens. Lúc đó, không ai thèm quan tâm đến cái chết của Theseus.

Sau trận Marathon mà Athens đánh bại quân Ba Tư xâm lược (năm 490 TCN), nhiều chiến binh quả quyết họ đã nhìn thấy Theseus dẫn họ xung trận. Lời sấm truyền ở ngôi đền Delphi ra lệnh cho dân chúng phải đem hài cốt Theseus về quê hương, mai táng trọng thể trong thành phố. Nhưng lúc đó, những cư dân thù địch Scyros ngăn không cho người Athens tìm thấy nơi chôn cất thi hài Theseus. 

Nhiều năm sau, khi Cimon chiếm được Scyros, chàng thấy một con đại bàng quặp vuốt trên một bãi đất. Theo linh tính, chàng cho đào bãi đất đó để tìm xác Theseus. Cimon tìm thấy một chiếc quan tài đựng hài cốt một người đàn ông to lớn lạ thường, cùng một thanh gươm và một ngọn giáo bằng đồng. Cimon đem những thứ đó lên thuyền rồi mang về Athens.

Dân chúng Athens tổ chức lễ hiến tế trọng thể. Họ mai táng Theseus tại trung tâm thành phố Athens. Ngôi mộ của ông trở thành nơi thiêng liêng cho những nô lệ và người nghèo trốn tránh bạo lực và kẻ độc tài. Đó là nơi tưởng nhớ Theseus, người luôn che chở cho kẻ yếu và giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.