Thầy giáo mầm non ở xứ Thanh

Thầy Thạo được học sinh, phụ huynh yêu mến.
Thầy Thạo được học sinh, phụ huynh yêu mến.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thầy Hà Văn Thạo hiện nay là thầy giáo duy nhất của khối mầm non tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Gần mười năm cống hiến hết mình với nghề giáo dục mầm non, thầy đã truyền cảm hứng tới nhiều giáo viên đang ngày đêm “bám” bản tiếp tục sự nghiệp “trồng người”.

Các con từng gọi tôi là “cô”

Tốt nghiệp ngành Tin học, thầy Hà Văn Thạo (sinh năm 1986) từng có thời gian làm nhiều việc khác nhau, từ việc về công nghệ thông tin đến truyền thông ở huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa). Sau một thời gian làm việc, thầy cảm thấy mình không phù hợp, không đủ đam mê, nhiệt huyết với nghề, nên quyết định nghỉ việc.

Nhiều người quen nhận thấy thầy Thạo có tình yêu với trẻ, lòng kiên nhẫn, nên khuyên thầy thử học các văn bằng liên quan đến giáo dục. Ban đầu, thầy cũng suy nghĩ rất nhiều, vì thấy thú vị nên thầy cũng học thử. Thầy Thạo nói: “Đến với nghề đúng là một cơ duyên, vợ tôi cũng làm cô giáo mầm non, nên khi được người quen gợi ý tôi quyết định thử sức. Có lẽ, vì tôi rất yêu trẻ, nên càng làm, tôi càng muốn gắn bó với nghề nhiều hơn”.

Tốt nghiệp trung cấp mầm non, thầy Hà Văn Thạo nộp đơn xin việc khi đã 30 tuổi. Tính đến nay, thầy có gần mười năm bám trụ với nghề. Hiện tại, thầy Thạo đang công tác tại Trường Mầm non Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Thầy phụ trách khối lớp các em 5 - 6 tuổi. Thầy cho biết, những ngày mới đi làm, thầy gặp nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười”.

Như có những em học sinh gọi thầy là “cô” do đã quen với việc học cùng các cô giáo ở những lớp dưới: “Để các em thay đổi cách gọi, tôi đã tiếp xúc, từ từ trò chuyện, giáo dục cho các em hiểu”. Ở cấp mầm non, hầu hết các em học sinh đều ở bán trú, nên tiếp xúc với thầy thường xuyên. Thầy Thạo mỗi ngày lại dạy những bài học hay, thú vị, dần dần, các em học sinh thân thiết, gắn bó với thầy. Các em hiểu được sự khác biệt giữa thầy và cô giáo nên đã nhanh chóng sửa đổi cách xưng hô.

Mặc dù rất nhiều người mang định kiến thầy giáo không thể ca hát, nhảy múa, kể chuyện cổ tích, yêu thương, vỗ về trẻ nhỏ, nhưng thầy Hà Văn Thạo rất đa tài, thầy có thể hát, thổi sáo, kể chuyện cổ tích, ru vỗ các em ngủ. Vì là thầy giáo duy nhất trong trường, ban đầu, khi phụ huynh đưa con đến lớp còn ngỡ ngàng, bất ngờ. Nhưng sau này, nhìn sự tinh tế, khéo léo trong việc chăm sóc trẻ con của thầy Thạo, các phụ huynh đều rất yên tâm.

Thậm chí, bây giờ khi đến với ngôi trường nằm giữa rừng núi bao la của huyện Mường Lát, mọi người đều đã quen với hình ảnh người thầy hiền hậu đang tết bím tóc, rửa mặt cho các em học sinh, dắt các em đi thực tế xung quanh trường. Thầy Thạo còn là “tấm gương” để những ông bố (phụ huynh) học tập.

Nói về cuộc sống gia đình, thầy cho biết, vì cả hai vợ chồng đều làm trong ngành giáo dục mầm non, nên thấu hiểu và thông cảm với nhau. Thầy vui vẻ chia sẻ thêm: “Tôi chăm sóc con cái trong nhà, không khác gì lúc chăm sóc các em học sinh ở trên trường”. Bắt đầu từ một người yêu trẻ, kiên nhẫn với trẻ, sau khi trở thành thầy giáo mầm non, thầy còn nắm bắt được tâm lý trẻ nhỏ. Càng hiểu các em, thầy càng yêu mến nét hồn nhiên, trong trẻo, ngây thơ ấy. Thầy nói: “Việc thú vị nhất của nghề giáo viên mầm non là tôi được sống lại với ký ức tuổi thơ hồn hậu, đáng yêu nhất trong cuộc đời này”.

Vượt qua định kiến giới tính nghề nghiệp, thầy giáo mầm non Hà Văn Thạo đã kiên định, quyết tâm để gắn bó với trẻ em vùng cao. Với thầy, khi thật tâm yêu nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thầy rất ân cần khi chăm sóc trẻ, nhưng vẫn thể hiện vai trò của một người đàn ông mạnh mẽ, hào hiệp, không ngại gánh vác những việc nặng nhọc để đỡ đần đồng nghiệp nữ.

Càng yêu nghề, càng cố gắng

Thầy Hà Văn Thạo tâm sự, nghề giáo viên mầm non là niềm đam mê, hạnh phúc mỗi ngày của thầy. Sau khi tốt nghiệp bằng trung cấp giáo dục, thầy có rất nhiều cơ hội như làm giáo viên dạy Tin học, giáo viên tiểu học hoặc làm truyền thông cho các trường. Tuy nhiên, nghĩ đến việc rời xa lớp học nhỏ xinh, những em học sinh non nớt, ngô nghê, thầy lại nhớ da diết.

Thầy Hà Văn Thạo là giáo viên duy nhất ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. (Nguồn ảnh: Anh Nhi)

Thầy Hà Văn Thạo là giáo viên duy nhất ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. (Nguồn ảnh: Anh Nhi)

Gần mười năm làm nghề “gõ đầu trẻ”, thầy Thạo đã nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi thử thách. Trong môi trường phần lớn là phụ nữ, thầy cũng từng cảm thấy e dè, ngượng ngùng khi làm việc: “Tâm lý là điều đầu tiên phải vượt qua. Tiếp theo là chung sống hòa đồng, trở thành một tập thể đoàn kết, thống nhất với tất cả các cô giáo. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của nhà trường, đồng nghiệp và nỗ lực của bản thân, tôi có thể tự tin nói rằng hiện tại mình đã lựa chọn đúng nghề nghiệp”.

Không chỉ vượt lên những rào cản tâm lý ban đầu, càng làm giáo viên mầm non lâu, thầy nhận ra có rất nhiều điều bản thân phải học hỏi thêm. Ví dụ như hiện tại, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có sáu dân tộc khác nhau gồm: Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú và Kinh. Hai mươi học sinh trong lớp của thầy phần lớn là những em bé người dân tộc thiểu số, nhiều em đến lớp vẫn chưa thạo tiếng Kinh, buộc thầy phải tự học thêm ngôn ngữ của các dân tộc khác để giao tiếp, giảng dạy cho học trò: “Tôi là người Thái, nhưng trong lớp có nhiều em là người Mông, nên tôi tự trau dồi, mỗi thứ tiếng biết một chút”, thầy Thạo chia sẻ.

Ở huyện Mường Lát, với số lượng người dân tộc sinh sống đông, nhận thức của người dân chưa đồng đều, nên thầy cô vẫn phải đến vận động các em tới trường. Ngoài ra, cơ sở vật chất của Trường Mầm non Pù Nhi vẫn còn khó khăn, chưa đủ thiết bị, dụng cụ, đồ chơi để các em học sinh học tập, vui chơi. Đó là một trong những trăn trở của thầy Thạo.

Thầy tâm sự, mong muốn của thầy các em được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy hiện đại hơn: “Chương trình giáo dục hiện nay có nhiều sự đổi mới. Giáo dục STEM rất hay, giúp trẻ mầm non có nhiều hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê với các môn học. Trường chúng tôi đang kết hợp giáo dục STEM với chương trình giáo dục địa phương. Hiện tại, các giáo viên của trường đang được tập huấn”.

Thầy cho biết, mỗi giáo viên mầm non, đặc biệt giáo viên nam phải luôn trau dồi kỹ năng, sáng tạo trong việc giảng dạy. Khi mới vào nghề, có rất nhiều việc thầy không được khéo léo như các cô giáo, ví dụ việc buộc tóc, tết tóc, đút cơm cho các em học sinh biếng ăn hoặc cắt gián, làm đồ trang trí thủ công. Tuy nhiên, vì yêu nghề, thầy rèn luyện mỗi ngày từng chút một.

Đối với thầy Thạo, nghề mầm non cũng như các nghề khác. Nếu người làm nghề xác định tinh thần vững vàng, nghiêm túc, không ngừng quyết tâm, học hỏi, trau dồi, cập nhật kiến thức thường xuyên thì sớm muộn học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh cũng ghi nhận, quý trọng mình. Ngoài giờ học trên lớp, thầy Thạo mở các nhóm Zalo để trao đổi với phụ huynh tình hình của các con trên lớp. Nhờ sự nhiệt tình của thầy, phụ huynh thường xuyên chia sẻ, trò chuyện, dành sự tin tưởng, yêu mến đối với người thầy đặc biệt này.

Chia sẻ về mức thu nhập của giáo viên mầm non, thầy Thạo tâm sự đây là một ngành nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, thời gian ở trên lớp nhiều và áp lực rất lớn: “Giáo dục mầm non nói thật rất khó khăn. Chúng tôi hiện nay còn nhiều trăn trở. Nhưng, giáo viên chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Tôi hy vọng trong tương lai, chế độ lương của giáo viên sẽ được cải thiện để mọi người có thể yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà”.

Thầy Hà Văn Thạo được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khen với loạt thành tích như vận động trẻ tham gia đi học theo đúng yêu cầu nhà trường đề ra; sáng kiến Kinh nghiệm năm 2019 đạt loại C; sáng kiến kinh nghiệm năm 2022 đạt loại A; năm 2020 - 2021, thầy đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2021, thầy được Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen về “có sáng kiến tiêu biểu tham gia chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” và năm nay (2023) đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Trong hoạt động đoàn thể, xã hội, phục vụ cộng đồng, năm 2022, thầy được Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Mường Lát tặng Giấy khen, có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 1 chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng trước đại dịch COVID-19”. Năm 2021, thầy được Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.