Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội cho biết, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến diễn ra trong 2 ngày (4-5/11/2024) tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thành phố; tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội thông tin về Đại hội. (Ảnh: H: Giang)

Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội thông tin về Đại hội. (Ảnh: H: Giang)

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chính xác thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn DTTS và miền núi từ Đại hội lần thứ III, năm 2019 đến nay. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc ở các địa phương và của Thành phố giai đoạn 2024 - 2029. Đồng thời là dịp để biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, động viên, cổ vũ đồng bào DTTS tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.

Thông tin trước báo giới, ngày 22/10, ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban dân tộc TP Hà Nội, Phó Trưởng Ban tổ chức Đại hội cho biết, với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại”, dự kiến Đại hội diễn ra trong 2 ngày 4 - 5/11/2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Đại hội sẽ được đón tiếp 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô. Có 33/51 thành phần dân tộc, trong đó, Dân tộc Mường: 92 đại biểu; Dân tộc Tày: 44 đại biểu; Dân tộc Nùng: 20 đại biểu; Dân tộc Thái: 15 đại biểu, Dân tộc Dao: 14 đại biểu; Dân tộc Sán Dìu: 9 đại biểu; Dân tộc Sán Chay: 7 đại biểu; Dân tộc Hoa: 06 đại biểu; Dân tộc H’Mông: 05 đại biểu; Dân tộc Thổ: 05 đại biểu; Dân tộc Giáy: 4 đại biểu; Dân tộc Kinh: 4 đại biểu; Các dân tộc Ba Na, Giarai, Khơme, Mảng, mỗi dân tộc 2 đại biểu; Các dân tộc: Bru-Vân Kiều, Chăm, Chứt, Cống, Ê Đê, Khơ Mú, La Hủ, Lào, M’Nông, Mông, Pu Péo, Xinh Mun, Xơ Đăng, Bố Y, Tà Ôi, Mạ, Rơ Măm, mỗi dân tộc 1 đại biểu.

Đại hội cũng trao 4 Kỷ niệm chương (4 cá nhân), 6 Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (cho 1 tập thể, 5 cá nhân); 50 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố (14 tập thể, 36 cá nhân) và 120 Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc.

Ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban dân tộc TP Hà Nội, Phó Trưởng Ban tổ chức Đại hội phát biểu trước báo giới. (Ảnh: HGiang)

Ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban dân tộc TP Hà Nội, Phó Trưởng Ban tổ chức Đại hội phát biểu trước báo giới. (Ảnh: HGiang)

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS TP Hà Nội lần thứ IV đã thông tin nhanh về những thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019 – 2024.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội thông tin nhanh về những thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại Hà Nội. (Ảnh: H. Giang)

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội thông tin nhanh về những thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại Hà Nội. (Ảnh: H. Giang)

Theo ông Nguyễn Nguyên Quân, đồng bào DTTS sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%, còn lại là các DTTS khác.

Trong 5 năm qua, vùng đồng bào DTTS tại Thủ đô đã đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 65 triệu đồng, với một số xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 30 triệu so với năm 2018; 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới…

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Đọc thêm

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng: Chính sách nhân văn cần nhân rộng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. (Ảnh minh họa: Nguồn - Báo lao động)
(PLVN) - Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng.