Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Những năm qua, công tác bình đẳng giới vùng DTTS đã đạt được những kết quả tích cực.Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vẫn có sự khác biệt trong các chỉ số phát triển nam và nữ, trong đó phụ nữ và trẻ em vùng DTTS là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, chịu bất bình đẳng kép về cả dân tộc và và giới.

Trong bối cảnh đó, Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia đã thắp lên hy vọng thay đổi, trở thành động lực quan trọng giúp phụ nữ DTTS vươn lên khẳng định bản thân. Hội LHPN Nghệ An đã ban hành 22 kế hoạch, 2 bản hướng dẫn, 4 công văn về việc triển khai chỉ đạo,hướng dẫn hoạt động Dự án 8 trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Hội LHPN tỉnh là Trưởng ban điều hành dự án, xây dựng quy chế hoạt động của Ban điều hành; thành lập Tổ giúp việc… Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan được thực hiện thông qua kế hoạch, công văn; phối hợp các đơn vị tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

Sinh hoạt CLB thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trường THCS Châu Lộc

Sinh hoạt CLB thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trường THCS Châu Lộc

Nghệ An là địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với hơn 16.487,52m2, trong đó khu vực miền núi là 13.745km2 (chiếm 83%); có 12 huyện, thị xã thuộc khu vực có dân tộc thiểu số, 252 xã, phường, thị trấn miền núi (trong đó có 131 xã, 923 thôn,bản thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; có 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn);có 27 xã 6 huyện có biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Lào.

Dân số vùng DTTS, miền núi có 1.197.628 người (chiếm 41% dân số toàn tỉnh) trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người (chiếm 14,76%) và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi. Toàn tỉnh có 682.000 hội viên, trong đó có 80.000 hội viên là DTTS trong 47 dân tộc thiếu số cùng sinh sống đan xen, tập trung ở 12 huyện thị xã.

Tính đến đầu tháng 10/2024, các chỉ tiêu đã đề ra của giai đoạn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:Thành lập/duy trì tổ truyền thông cộng đồng (277/390 tổ - 71%); Tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 (7/22 tổ - 32%); Củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập địa chỉ tin cậy cộng đồng (34/44 địa chỉ - 77%); Tập huấn nâng cao năng lực cho nữ cán bộ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị (95/90 người – vượt chỉ tiêu); Tập huấn LGG (Chương trình 2) cho cán bộ huyện, xã 21/21 lớp (100%)…

Kết quả thực hiện Dự án 8 đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Các hoạt động của Dự án 8 cũng đã tác động nhận thức, thay đổi tư duy của hội viên và người dân, từ đó đời sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi được cải thiện mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho từng địa phương được hưởng lợi và được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Một trong những kinh nghiệm trong việc thực hiện Dự án 8 có hiệu quả hơn được rút là là có sự tham gia được áp dụng tối đa trong các hoạt động của Dự án đảm bảo quyền cho các nhóm đối tượng đích, góp phần tăng cường tính bền vững của Dự án.

Chiến dịch truyền thông vận động thay đổi "nếp nghĩ cách làm" "xoá bỏ định kiến khuôn mẫu giới và ra mắt tổ truyền thông cộng đồng.

Chiến dịch truyền thông vận động thay đổi "nếp nghĩ cách làm" "xoá bỏ định kiến khuôn mẫu giới và ra mắt tổ truyền thông cộng đồng.

Hoạt động nâng cao năng lực là yếu tố chính nhằm đảm bảo tính bền vững của. Thông qua đó, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, các nhóm đối tượng đích trong Dự án có đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ năng và sự tự tin để thay đổi hành động.

Các hoạt động mà dự án đến từng nhóm đối tượng đã làm cho các nhóm đối tượng thay đổi cả về tư duy lẫn hành động, đặc biệt là những đối tượng yếu thế họ vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vị thể của mình như phụ nữ và trẻ em, nhất là nhóm phụ nữ đặc thù (khuyết tật, nghèo, nạn nhân bị bạo lực gia đình), nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số ít người, nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn…. giúp cho chị em phụ nữ DTTS vượt qua mọi rào cản trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả, từ đó nâng cao vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng để Hội thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ của tổ chức, góp phần quan trọng trong vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc tại các địa phương.

Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An - bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa chia sẻ, trong quá trình thực hiện Dự án 8, Hội đã có một số đề xuất trong giai đoạn tiếp theo khi thực hiện dự án được rút ra như: Bổ sung mục kinh phí duy trì cho Tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi, Địa chỉ tin cậy và công tác thi đua khen thưởng trong thực hiện dự án; Bổ sung đối tượng, nội dung thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em: phụ nữ người kinh có chồng là người DTTS cư trú tại các địa bàn khó khăn…

Dự án 8 không chỉ là cầu nối giữa chính sách và cuộc sống mà còn là ngọn lửa bền bỉ khơi nguồn cảm hứng thay đổi trong cộng đồng DTTS. Từ những bước đi nhỏ bé, nhưng đầy kiên trì của các cán bộ Hội, giờ đây, phụ nữ miền núi Nghệ An nói chung và các phụ nữ DTTS trên địa bàn nói riêng đã có thể tự hào đứng lên khẳng định giá trị bản thân, mở ra những chương mới đầy hứa hẹn cho tương lai của họ và các thế hệ tiếp nối.

Đọc thêm

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.