Cô giáo vùng cao bám bản, gieo chữ

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã nhiều năm bám bản dạy học. (Nguồn: NVCC)
Cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã nhiều năm bám bản dạy học. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Đến Bình Liêu (Quảng Ninh) khi không khí đón năm học mới còn nhiều dư âm, chúng tôi gặp cô giáo Nguyễn Thị Huệ, Trường Tiểu học Vô Ngại, là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Cô Huệ từ miền xuôi về cắm bản tại xã Húc Động ngay từ khi mới ra trường với bao khó khăn và ở lại đến nay.

Ngày đầu đến bản

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ sinh năm 1987 tại Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô được một người bạn rủ về Quảng Ninh tuyển giáo viên. Lúc đó, cô chưa hề biết Bình Liêu là huyện biên giới xa xôi, nơi có 96% đồng bào là người các dân tộc thiểu số như người Dao, Tày, Sán Chỉ, Hoa. Cô thi đỗ và được phân công về điểm trường Lục Ngù rồi Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu.

Ngày ấy, điện, đường còn chưa được kéo về từng thôn bản như ngày nay, học sinh của cô chủ yếu là người Dao chưa biết tiếng phổ thông nên muôn vàn khó khăn. Không chỉ dạy chữ, ngoài giờ lên lớp, cô phải tới từng nhà học sinh vận động phụ huynh cho các em tới trường. Qua thời gian đầu bỡ ngỡ với bao điều mà một cô giáo trẻ chưa từng trải qua như không điện, không hiểu học sinh, phụ huynh nói gì, những đứa trẻ ngác ngơ đến trường... cô đã từng ngày bước qua những khó khăn.

Có một kỷ niệm cô nhớ mãi. Năm 2014, cô được giao nhiệm vụ chủ nhiệm học sinh lớp 1 với sĩ số lớp là 16 học sinh. Đầu tháng 8, cô nhận lớp nhưng vẫn vắng 1 em do gia đình không cho đi học. Hôm đó, dạy học buổi sáng xong, cô cùng một học sinh gần nhà vào nhà em Sằn Thị Sủi để tìm gặp phụ huynh thuyết phục cho em được đến trường. Quãng đường từ điểm trường đến nhà bạn Sủi khá xa, đường đi ngoằn ngoèo lên dốc dựng ngược. Hai cô trò đi bộ cả tiếng mới tới nhà bạn. Ngôi nhà được làm bằng đất, trong nhà không có gì giá trị, chỉ có 2 chiếc giường bằng tre cũ, 1 chiếc bàn nhỏ, trên bàn có mấy chiếc chén, bát.

Cô giáo đến gọi và Sủi chạy ra, một cô bé 6 tuổi nhưng nhỏ xíu, trên người mặc bộ quần áo cũ còn rách phần vai áo. Cô bé người Dao nhút nhát nép vào góc bếp. Em nói mẹ và anh trai đi vào rừng tìm cây bán lấy tiền đong gạo, đã hai ngày chưa về. Bố say rượu ngủ trong giường. Sủi còn một em nhỏ 4 tuổi lẽo đẽo theo chị vào bếp nấu cháo. Một cô bé 6 tuổi với dáng người gầy gò, quần áo, mặt mũi nhem nhuốc đã thay mẹ và anh ở nhà chăm em, trông bố, để mẹ và anh đi rừng. Người bố say rượu không cho hai chị em đi học. Em phải ở nhà nấu cháo (cháo trắng ăn với rau chua nhà muối) cho ba bố con ăn chờ mẹ đi rừng về. Cô nhìn học trò của mình đầy thương cảm và tin rằng Sủi là cô bé nhỏ vô cùng nghị lực, dù lúc đó bé Sủi còn không hiểu nhiều tiếng Việt.

Hôm sau, cô đến nhà Sủi thật sớm để gặp mẹ Sủi. Mẹ Sủi nói do gia đình nghèo, không có tiền mua sách vở nên em không đến trường. Cô Huệ về báo cáo lại với nhà trường và xin bộ sách giáo khoa trong thư viện của trường cho Sủi dùng. Cô cũng xin quần áo ở các phụ huynh ngoài thị trấn cho em và gia đình em. Ngoài giờ học, cô dạy Sủi thêm tiếng Việt. Cuối năm đó, cô bé Sủi đã là học sinh giỏi nhất lớp.

Miệt mài gieo chữ

Sau gần chục năm cắm bản với nhiều thay đổi, hiện cô Nguyễn Thị Huệ là giáo viên lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Vô Ngại, một ngôi trường gần thị trấn hơn. Tại đây, cũng bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai chương trình, sách giáo khoa mới nhưng không quản ngại mày mò, tự học, năm 2021 - 2022, trong Cuộc thi Giao lưu viết chữ và trình bày bài đẹp, 4 học sinh lớp cô đi thi đều đạt giải cao cấp trường, 3 học sinh đạt giải cấp huyện.

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ Trường Tiểu học Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. (Ảnh: NVCC)

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ Trường Tiểu học Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. (Ảnh: NVCC)

Trong năm vừa qua, cô Nguyễn Thị Huệ được nhà trường phân công ôn luyện đội tuyển học sinh viết chữ và trình bày bài đẹp cấp huyện khối 4 + 5 và có 4 học sinh đạt giải A, 3 học sinh đạt giải B. Năm 2022 - 2023, tại Cuộc thi “Sáng văn hoá - Xanh du lịch”, điểm trường đạt giải nhất cấp huyện.

Thi Violympic các môn học, cô có 1 học sinh giải Nhất và một học sinh giải Nhì. Năm nay, cô được nhà trường phân công ôn luyện đội tuyển Violympic môn Văn cấp huyện khối 5. Đội tuyển cô ôn luyện có 4 học sinh đều đạt giải Nhất, Nhì, Ba, cấp huyện có 1 học sinh đạt giải Ba.

Ngoài ra, cô luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công việc. Để thực hiện đúng hướng cải cách giáo dục hiện nay, cô Nguyễn Thị Huệ luôn tích cực nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phương pháp và kiến thức giảng dạy để nâng cao chuyên môn; không ngừng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn bằng nhiều hình thức...

Với những nỗ lực trên, từ năm 2013 đến nay, cô Huệ luôn đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, năm học 2020 - 2021 đạt Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh… Trong năm học qua, Trường Tiểu học Vô Ngại cũng được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối tiểu học. Bước vào năm học mới, cô Nguyễn Thị Huệ cùng tập thể thầy cô Trường Tiểu học Vô Ngại phấn đấu giữ vững thành tích trong dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là “điểm sáng” trong giáo dục vùng cao biên giới Quảng Ninh.

Sáng 5/9, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh và khánh thành Trường THPT Bình Liêu, huyện Bình Liêu.

Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 108km; có tuyến biên giới dài khoảng 43km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc).

Trường THPT Bình Liêu được thành lập năm 1984, có quy mô 14 lớp với 465 học sinh và 38 cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo cấp THPT. Trải qua thời gian dài, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư qua nhiều giai đoạn khác nhau đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp, không còn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Dự án khởi công xây lắp từ ngày 01/10/2022. Đến nay sau 11 tháng, các đơn vị thi công bảo đảm tiến độ, kịp thời hoàn thành ngôi trường mới khang trang vào đúng dịp Lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh trên địa bàn huyện và các thầy giáo, cô giáo nhà trường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).